Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi
Số lượt xem 1689Ngày cập nhật 26/12/2020

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước có 1.596 ổ dịch tả lợn châu Phi (gồm 607 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 962 ổ dịch tái phát) ở 320 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố.

Ảnh minh họa (Internet)

Tổng số lợn tiêu hủy là 86.462 con, tổng trọng lượng khoảng 4.323 tấn. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện tại 84 xã của 28 địa phương, với 21 ổ dịch do vi-rút A/H5N1, 63 ổ dịch do vi-rút A/H5N6. Bệnh lở mồm long móng có 194 ổ dịch ở 62 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 7.966 con, số bị chết và tiêu hủy là 279 con. Bệnh tai xanh có năm ổ dịch tại hai tỉnh. Ðáng chú ý, từ giữa tháng 10-2020 đến thời điểm này, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu xuất hiện ở nước ta với 93 ổ dịch thuộc 36 huyện của 12 tỉnh, thành phố, với 1.271 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có hơn 190 con chết, buộc phải tiêu hủy…

Các chuyên gia chăn nuôi - thú y nhận định, trong thời gian cuối năm 2020 và ba tháng đầu năm 2021, nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi là rất cao bởi nhiều nguyên do như: Tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng cao, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi. Công tác giám sát, phát hiện và báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ; nhiều nơi không có lực lượng thú y cơ sở để tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi, người chăn nuôi không báo cáo dịch bệnh cho địa phương và cơ quan thú y các cấp để phối hợp chỉ đạo chống dịch, dẫn đến kéo dài thời gian xảy ra dịch. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng mạnh để phục vụ nhu cầu trong thời gian trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021, trong khi đó, giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn (hơn 80%) ở nhiều địa phương. Việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn bất cập do thiếu đội ngũ thú y cơ sở, khâu kiểm soát lây lan dịch bệnh qua giết mổ chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, việc tổ chức tiêm phòng vắc - xin cho vật nuôi tại một số tỉnh, thành phố chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Mặt khác, do thời tiết thay đổi, có khả năng rét đậm, rét hại dài ngày ở các tỉnh miền núi phía bắc làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện để mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng, có thể gây bùng phát dịch bệnh.

Để chủ động kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn vật nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị số 8711 - CT-BNN-TY về việc tập trung quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vụ đông xuân. Theo đó, đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp tại địa phương tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức Tháng tổng vệ sinh, sát trùng từ ngày 20-12-2020 đến 20-1-2021 để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên có dịch bệnh. Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm ít nhất hơn 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin, nhất là đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh... Cùng với đó, cần làm tốt công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép; nhất là các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những hạn chế; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý rốt ráo các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật, nhất là các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, "găm" hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc-xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Về lâu dài, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm an toàn sạch bệnh từ trang trại đến bàn ăn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.009.403
Truy cập hiện tại 801

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi
Số lượt xem 1697Ngày cập nhật 26/12/2020

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước có 1.596 ổ dịch tả lợn châu Phi (gồm 607 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 962 ổ dịch tái phát) ở 320 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố.

Ảnh minh họa (Internet)

Tổng số lợn tiêu hủy là 86.462 con, tổng trọng lượng khoảng 4.323 tấn. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện tại 84 xã của 28 địa phương, với 21 ổ dịch do vi-rút A/H5N1, 63 ổ dịch do vi-rút A/H5N6. Bệnh lở mồm long móng có 194 ổ dịch ở 62 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 7.966 con, số bị chết và tiêu hủy là 279 con. Bệnh tai xanh có năm ổ dịch tại hai tỉnh. Ðáng chú ý, từ giữa tháng 10-2020 đến thời điểm này, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu xuất hiện ở nước ta với 93 ổ dịch thuộc 36 huyện của 12 tỉnh, thành phố, với 1.271 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có hơn 190 con chết, buộc phải tiêu hủy…

Các chuyên gia chăn nuôi - thú y nhận định, trong thời gian cuối năm 2020 và ba tháng đầu năm 2021, nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi là rất cao bởi nhiều nguyên do như: Tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng cao, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi. Công tác giám sát, phát hiện và báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ; nhiều nơi không có lực lượng thú y cơ sở để tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi, người chăn nuôi không báo cáo dịch bệnh cho địa phương và cơ quan thú y các cấp để phối hợp chỉ đạo chống dịch, dẫn đến kéo dài thời gian xảy ra dịch. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng mạnh để phục vụ nhu cầu trong thời gian trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021, trong khi đó, giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn (hơn 80%) ở nhiều địa phương. Việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn bất cập do thiếu đội ngũ thú y cơ sở, khâu kiểm soát lây lan dịch bệnh qua giết mổ chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, việc tổ chức tiêm phòng vắc - xin cho vật nuôi tại một số tỉnh, thành phố chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Mặt khác, do thời tiết thay đổi, có khả năng rét đậm, rét hại dài ngày ở các tỉnh miền núi phía bắc làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện để mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng, có thể gây bùng phát dịch bệnh.

Để chủ động kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn vật nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị số 8711 - CT-BNN-TY về việc tập trung quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vụ đông xuân. Theo đó, đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp tại địa phương tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức Tháng tổng vệ sinh, sát trùng từ ngày 20-12-2020 đến 20-1-2021 để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên có dịch bệnh. Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm ít nhất hơn 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin, nhất là đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh... Cùng với đó, cần làm tốt công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép; nhất là các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những hạn chế; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý rốt ráo các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật, nhất là các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, "găm" hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc-xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Về lâu dài, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm an toàn sạch bệnh từ trang trại đến bàn ăn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày