Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử đảng bộ địa phương
Số lượt xem 6980Ngày cập nhật 27/08/2020
Hội thảo lịch sử đảng bộ huyện

Là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của địa bàn A Lưới đối với sự nghiệp cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đồng bào A Lưới đã kề vai sát cánh cùng với bộ đội chủ lực, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng, kho tàng, tuyến hành lang chiến lược để chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc A Lưới đã đóng góp 33.837 tấn lương thực, thực phẩm, 4.560 lượt dân công hỏa tuyến, 7.850 lượt công dân lên đường nhập ngũ, 1,5 triệu ngày công phục vụ chiến đấu; có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, Anh hùng Cu Trip, Anh hùng Hồ Vai, Anh hùng Kăn Lịch, Anh hùng Kăn Đơm, Anh hùng Bùi Hồ Dục, Anh hùng Hồ A Nun và nhiều tấm gương tiêu biểu khác; có 577 liệt sỹ, 1.086 thương binh, hàng ngàn gia đình có công, gần 10 nghìn người và 5.000 hộ gia đình tham gia cách mạng. Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho 08 cá nhân, 18  tập thể (gồm:16 xã, Đại đội 12 và Huyện A Lưới); Toàn huyện có 28 Mẹ được phong tặng  “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân A Lưới đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của Nhân dân; Đảng bộ và Nhân dân A Lưới đã một lần nữa phát huy tinh thần tiến công cách mạng trong giai đoạn xây dựng và bảo về Tổ Quốc.

Hơn 44 năm xây dựng và phát triển, diện mạo huyện miền núi A Lưới đã khởi sắc, đã đạt được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đảng bộ và Nhân dân A Lưới, đã được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”.

Tự hào về truyền thống, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng. Ngay sau khi có Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX); Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 20/6/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Huyện ủy A Lưới  đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/HU, ngày 10/11/2006, về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”. Đồng thời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy mở các hội nghị quán triệt, triển khai học tập Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến tận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng đưa nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương vào nghị quyết Đại hội của cấp mình.

Sau 18 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, trong quá trình lãnh đạo, các cấp ủy Đảng luôn chú trọng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch đảng bộ địa phương và truyền thống các ngành nhằm tổng kết về việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn và những bài học kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Việc làm này đã góp phần quan trọng cho Đảng bộ, quân và dân huyện nhà kiên định chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội; giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn. Chú trọng việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc huyện A Lưới. Vì vậy, ngày 10/3/2017 Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới giai đoạn 1945 - 2015 đã công bố phát hành.  Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới giai đoạn 1945 - 2015 đã nghiên cứu, vận đụng lý luận đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước ta vào điều kiện cụ thể đối với đồng bào các dân tộc huyện A Lưới; đồng thời cuốn lịch sử cũng tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Ở cấp ngành, Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới đã biên soạn hoàn thành “Truyền thống Lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới” vào năm 2013. Ở cấp xã, Thị trấn, đã có 02 Đảng bộ hoàn thành (Đảng bộ xã A Ngo hoàn thành năm 2015, Đảng bộ xã Hương Phong công bố ngày 10/7/2020); 05 xã gồm: Hồng Thượng, Nhâm, Hồng Quảng, Hồng Trung, Bắc Sơn đã thẩm định xong, chuẩn bị in ấn và công bố trong năm 2020; 11 xã gồm: Hồng Hạ, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hương Nguyên, Hồng Hạ, Hương Lâm, Thị trấn, Hồng Vân, Sơn Thủy, Phú Vinh và Đông Sơn, mới trong giai đoạn dự thảo. Còn 04 xã, gồm: Hồng Thủy, Hồng Thái, A Roàng, A Đớt đang trong giai đoạn thu thập tư liệu ban đầu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện đặc thù của huyện miền núi, công tác lưu trữ các tài liệu, các hình ảnh còn hạn chế; các nhân chứng lịch sử nay không còn hoặc đã già yếu. Vì vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định. Với mục tiêu: Đến năm 2025, 100% Đảng bộ xã, thị trấn hoàn thành công tác biên soạn, in ấn, công bố Lịch sử Đảng bộ địa phương. Trong thời gian tới cần khắc phục những hạn chế và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đó là:

 Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể đảng viên, Nhân dân cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ hai, khẩn trương tổ chức các buổi gặp mặt các nhân chứng lịch sử; thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả nhằm thu thập các hồ sơ tài liệu liên quan đến lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ ba, bố trí hợp lý và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thu thập tư liệu lịch sử Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông tin kịp thời với Ban Tuyên giáo Huyện ủy trong quá trình thực hiện; cộng tác hiệu quả với Trường Đại học Khoa học Huế để đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ tư, Huy động, phân bổ, quản lý và thực hiện thu - chi có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ công tác thu thập, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước ngày càng được chú trọng. Các thế lực phản động, thù địch đang ra sức lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet, thông qua các trang mạng xã hội… để tuyên truyền xuyên tạc, bôi đen, bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận những giá trị lịch sử cách mạng đích thực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta đang xây dựng. Đối tượng chủ yếu mà chúng nhắm đến là thế hệ trẻ. Vì vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn và in ấn lịch sử Đảng bộ địa phương, truyền thống của ngành là nhiệm vụ vô cùng quan trọng; nhằm tổng kết thực tiễn của từng chặng đường lịch sử, lưu giữ những thành quả đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Từ đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trong thời kỳ đổi mới. Làm vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội. Trong đó, việc thu thập tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm của từng Đảng bộ, từng cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân trong tình hình hiện nay.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.893.527
Truy cập hiện tại 659

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử đảng bộ địa phương
Số lượt xem 6988Ngày cập nhật 27/08/2020
Hội thảo lịch sử đảng bộ huyện

Là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của địa bàn A Lưới đối với sự nghiệp cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đồng bào A Lưới đã kề vai sát cánh cùng với bộ đội chủ lực, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng, kho tàng, tuyến hành lang chiến lược để chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc A Lưới đã đóng góp 33.837 tấn lương thực, thực phẩm, 4.560 lượt dân công hỏa tuyến, 7.850 lượt công dân lên đường nhập ngũ, 1,5 triệu ngày công phục vụ chiến đấu; có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, Anh hùng Cu Trip, Anh hùng Hồ Vai, Anh hùng Kăn Lịch, Anh hùng Kăn Đơm, Anh hùng Bùi Hồ Dục, Anh hùng Hồ A Nun và nhiều tấm gương tiêu biểu khác; có 577 liệt sỹ, 1.086 thương binh, hàng ngàn gia đình có công, gần 10 nghìn người và 5.000 hộ gia đình tham gia cách mạng. Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho 08 cá nhân, 18  tập thể (gồm:16 xã, Đại đội 12 và Huyện A Lưới); Toàn huyện có 28 Mẹ được phong tặng  “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân A Lưới đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của Nhân dân; Đảng bộ và Nhân dân A Lưới đã một lần nữa phát huy tinh thần tiến công cách mạng trong giai đoạn xây dựng và bảo về Tổ Quốc.

Hơn 44 năm xây dựng và phát triển, diện mạo huyện miền núi A Lưới đã khởi sắc, đã đạt được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đảng bộ và Nhân dân A Lưới, đã được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”.

Tự hào về truyền thống, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng. Ngay sau khi có Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX); Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 20/6/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Huyện ủy A Lưới  đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/HU, ngày 10/11/2006, về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”. Đồng thời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy mở các hội nghị quán triệt, triển khai học tập Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến tận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng đưa nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương vào nghị quyết Đại hội của cấp mình.

Sau 18 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, trong quá trình lãnh đạo, các cấp ủy Đảng luôn chú trọng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch đảng bộ địa phương và truyền thống các ngành nhằm tổng kết về việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn và những bài học kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Việc làm này đã góp phần quan trọng cho Đảng bộ, quân và dân huyện nhà kiên định chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội; giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn. Chú trọng việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc huyện A Lưới. Vì vậy, ngày 10/3/2017 Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới giai đoạn 1945 - 2015 đã công bố phát hành.  Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới giai đoạn 1945 - 2015 đã nghiên cứu, vận đụng lý luận đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước ta vào điều kiện cụ thể đối với đồng bào các dân tộc huyện A Lưới; đồng thời cuốn lịch sử cũng tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Ở cấp ngành, Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới đã biên soạn hoàn thành “Truyền thống Lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới” vào năm 2013. Ở cấp xã, Thị trấn, đã có 02 Đảng bộ hoàn thành (Đảng bộ xã A Ngo hoàn thành năm 2015, Đảng bộ xã Hương Phong công bố ngày 10/7/2020); 05 xã gồm: Hồng Thượng, Nhâm, Hồng Quảng, Hồng Trung, Bắc Sơn đã thẩm định xong, chuẩn bị in ấn và công bố trong năm 2020; 11 xã gồm: Hồng Hạ, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hương Nguyên, Hồng Hạ, Hương Lâm, Thị trấn, Hồng Vân, Sơn Thủy, Phú Vinh và Đông Sơn, mới trong giai đoạn dự thảo. Còn 04 xã, gồm: Hồng Thủy, Hồng Thái, A Roàng, A Đớt đang trong giai đoạn thu thập tư liệu ban đầu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện đặc thù của huyện miền núi, công tác lưu trữ các tài liệu, các hình ảnh còn hạn chế; các nhân chứng lịch sử nay không còn hoặc đã già yếu. Vì vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định. Với mục tiêu: Đến năm 2025, 100% Đảng bộ xã, thị trấn hoàn thành công tác biên soạn, in ấn, công bố Lịch sử Đảng bộ địa phương. Trong thời gian tới cần khắc phục những hạn chế và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đó là:

 Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể đảng viên, Nhân dân cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ hai, khẩn trương tổ chức các buổi gặp mặt các nhân chứng lịch sử; thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả nhằm thu thập các hồ sơ tài liệu liên quan đến lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ ba, bố trí hợp lý và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thu thập tư liệu lịch sử Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông tin kịp thời với Ban Tuyên giáo Huyện ủy trong quá trình thực hiện; cộng tác hiệu quả với Trường Đại học Khoa học Huế để đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.

Thứ tư, Huy động, phân bổ, quản lý và thực hiện thu - chi có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ công tác thu thập, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước ngày càng được chú trọng. Các thế lực phản động, thù địch đang ra sức lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet, thông qua các trang mạng xã hội… để tuyên truyền xuyên tạc, bôi đen, bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận những giá trị lịch sử cách mạng đích thực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta đang xây dựng. Đối tượng chủ yếu mà chúng nhắm đến là thế hệ trẻ. Vì vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn và in ấn lịch sử Đảng bộ địa phương, truyền thống của ngành là nhiệm vụ vô cùng quan trọng; nhằm tổng kết thực tiễn của từng chặng đường lịch sử, lưu giữ những thành quả đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Từ đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trong thời kỳ đổi mới. Làm vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội. Trong đó, việc thu thập tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm của từng Đảng bộ, từng cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân trong tình hình hiện nay.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày