Đại hội quốc dân ở Tân Trào năm 1945 - Một hội nghị Diên Hồng đời Trần và một Quốc hội thời nay
Số lượt xem 2698Ngày cập nhật 16/08/2020

Theo (MTTQVN-TPHCM). Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang nằm trong chiến khu Việt Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng lân cận của Bắc Giang, Phú Thọ, Yên bái, Vĩnh Yên địa thế nối liền nhau cho nên được thành lập một khu căn cứ cách mạng rộng lớn lấy tên là Khu giải phóng. (Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo năm 1981, NXB Sự Thật, trang 388).

Đình Tân Trào, nơi họp Đại hội quốc dân năm 1945 (ảnh Internet

Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức chính quyền cách mạng lâm thời Việt Nam. Đầu tháng 5/1945, đồng chí Hồ Chí Minh từ Cao Bằng (Pắc Bó) về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách  mạng cả nước và chuẩn bị đại hội quốc dân.

Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời. Những chính sách của Việt Minh được thi hành trong khu. Lúc đó, nước ta hình thành hai chính quyền song song tồn tại : chính quyền phản động tay sia phát xít Nhật và chính quyền của nhân dân ở khu giải phóng và các địa phương. “Nước Việt Nam mới” phôi thai từ đó. Một phần Bắc Bộ đã thực tế đặt dưới chính quyền cách mạng. (Sđd trang 389).

Tháng 4 và tháng 5 năm 1945 là những tháng mà cuộc chiến tranh thế giới đang ở giai đoạn kết thúc. Quân đội Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, hoang mang, tan rã. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim hoàn toàn bị tê liệt từ trên xuống dưới. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi. “Thời cơ cách mạng ngàn năm có một đã đến. Chúng ta không thể chậm trễ”. (Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh).     

Thời tiền khởi nghĩa từ tháng 1/1/1945 đến 19/8/1945, Tân Trào được coi như là một thủ đô giải phóng vì nơi đây là địa điểm họp Hội nghị Trung ương Đảng toàn quốc, Tổng bộ Việt Minh và Đại hội quốc dân cả nước để thống nhất ra quyết định Tổng khởi nghĩa toàn quốc giành chính quyền về tay nhân dân tiến tới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” và ra mắt Chính phủ cách mạng lâm thời.

Ngày 13/8/1945 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thủ đô giải phóng, gồm đại biểu các đảng bộ và một số đại biều hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Hội nghị đề ra đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Minh trong tình hình mới. Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh thục hiện trong khu giải phóng được coi là chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng sau khi thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị toàn quốc của Đảng bế mạc thì Đại hội quốc dân cũng họp ngay ở Tân Trào ngày 16/8/1945. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu bắc, trung, nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài (Thái Lan, Lào), đại biều các đảng phái, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đâi hội qui định quốc kỳ là nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh, quốc ca là bài Tiến quân ca.

Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Đại hội biều thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện đường lối tổng khởi nghĩa do Đảng đề ra.

Ông Trần Huy Liệu được bầu Phó Chủ tịch Ủy ban giải phóng dân tộc tại đại hội, đã viết trong bài hồi ký “Đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào” cho biết :”Ủy ban dân tộc giải phóng được bầu theo nghị quyết của Đại hội, một khi cần thiết sẽ đổi thành Chính phủ lâm thời. Ủy ban do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, còn tôi là Phó Chủ tịch. Đến lượt Ủy ban dân tộc làm lễ tuyên thệ trước Đại hội.

Văn bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban dân tộc giải phóng

ra lệnh xuất quân Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945

Đây là những phút trang nghiêm nhất và cảm động nhất. Đồng thời đoàm đại biều nhân dân địa phương gồm cả già, trẻ, trai, gái dắt một con bò và mang mấy sọt gạo đem đến mừng Đại hội. Các ủy viên trong Ủy ban dân tộc giải phóng bắt tay các đại biểu nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ vào một em bé cởi truồng mang cái bụng giun to tướng, nói với đại biều : Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các em bé như em bé này có cơm ăn, áo mặc, khỏe mạnh và được học hành. Đây cũng là câu nói đầu tiên thấm vào tình cảm của những người mới lần đầu tiên gặp Người. Đại hội bế mạc giữa làn không khí khởi nghĩa sôi nổi, nhiều đại biều hứa hẹn mau về địa phương để kịp lãnh đạo nhân dân phất cao cờ khỏi nghĩa”.

Ngày nay, ngôi đình Tân Trào rộng ba gian, lợp mái lá, giữa có bàn thờ và chung quanh là các bộ ván cũ để đại biều ngồi họp năm xưa vẫn bảo quản còn y nguyên. Ngay trước đình, ở giữa sân có một phiến đá ghi hàng chữ :”Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đọc lời thề nhậm chức Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng trước Đại hội quốc dân Tân Trào”.

Qua quang cảnh, hình thức, nội dung và tinh thần khẩn trương, nghiêm trọng, đồng thuận trong sinh hoạt của Đại hội quốc dân Tân Trào trước thời cơ tổng khởi nghĩa, ngày nay chúng ta có thể hình dung đó là Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần triều vua Trần Nhân Tôn năm 1283 trước họa ngoại xâm của nhà Nguyên, được hỏi ý kiến nên hòa hay đánh, các bô lão đồng thanh xin đánh. (Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa Thông tin 1999, trang 141).

Tinh thần và nội dung làm việc của Đại hội quốc dân Tân Trào còn làm cho chúng ta liên tưởng đến một kỳ họp của Quốc Hội Việt Nam ngày nay, khi các đại biểu thảo luận về một vấn đề lớn quốc kế dân sinh. Hơn nữa, trong lúc nước ta còn bị chiếm đóng phần lớn bởi phát xít Nhật vừa thay chân thực dân Pháp, chưa có chính quyền và thể chế dân chủ nên việc tổ chức Đại hội quốc dân tại Tân Trào được coi là Đại hội đại biểu của cả nước gồm đủ các thành phần thuộc các đòan thể, các đảng phái, các cá nhân tiêu biểu cho dân tộc, tôn giáo, các địa phương ở nam, trung, bắc…tạo thành định chế dân cử mang tính nhân dân cao… như Quốc hội trong thời chiến.

Đại hội có đề cử, bầu củ, biểu quyết và kết thúc bằng nghị quyết. Đó là nghị quyết về Tổng khởi nghĩa toàn quốc và thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau đó, có ban hành Quân lệnh số 1 và lời hiệu triệu tức Lời kêu gọi toàn quốc khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch nước hay Chính phủ lâm thời. Tất cả việc làm này vào thời kỳ ấy được coi là hợp pháp của một chính quyền cách mạng nhân dân.

Ngay sau Đại hội quốc dân Tân Trào bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho Chính phủ Hòa Kỳ (qua Trung úy John, một sĩ quan của cơ quan tình báo OSS – CIA ngày nay đang đóng ở Côn Minh), có nội dung như sau :”Nhân danh Ủy ban dân tộc giải phóng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền Hoa Kỳ thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi đứng về phía Liên Hiệp Quốc chống lại bọn Nhật bản, nay đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên Hiệp Quốc thể hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập…”

Rõ ràng đây là văn bản đối ngoại của chính quyền cách mạng lâm thời có tính pháp lý cao vì được chính người đứng đấu tổ chức cách mạng là Mặt trận Tổ quốc và chính phủ hợp pháp của thời chiến do Đại hội quốc dân như Quốc hội bầu ra.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.082.142
Truy cập hiện tại 1.824

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Đại hội quốc dân ở Tân Trào năm 1945 - Một hội nghị Diên Hồng đời Trần và một Quốc hội thời nay
Số lượt xem 2706Ngày cập nhật 16/08/2020

Theo (MTTQVN-TPHCM). Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang nằm trong chiến khu Việt Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng lân cận của Bắc Giang, Phú Thọ, Yên bái, Vĩnh Yên địa thế nối liền nhau cho nên được thành lập một khu căn cứ cách mạng rộng lớn lấy tên là Khu giải phóng. (Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo năm 1981, NXB Sự Thật, trang 388).

Đình Tân Trào, nơi họp Đại hội quốc dân năm 1945 (ảnh Internet

Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức chính quyền cách mạng lâm thời Việt Nam. Đầu tháng 5/1945, đồng chí Hồ Chí Minh từ Cao Bằng (Pắc Bó) về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách  mạng cả nước và chuẩn bị đại hội quốc dân.

Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời. Những chính sách của Việt Minh được thi hành trong khu. Lúc đó, nước ta hình thành hai chính quyền song song tồn tại : chính quyền phản động tay sia phát xít Nhật và chính quyền của nhân dân ở khu giải phóng và các địa phương. “Nước Việt Nam mới” phôi thai từ đó. Một phần Bắc Bộ đã thực tế đặt dưới chính quyền cách mạng. (Sđd trang 389).

Tháng 4 và tháng 5 năm 1945 là những tháng mà cuộc chiến tranh thế giới đang ở giai đoạn kết thúc. Quân đội Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, hoang mang, tan rã. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim hoàn toàn bị tê liệt từ trên xuống dưới. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi. “Thời cơ cách mạng ngàn năm có một đã đến. Chúng ta không thể chậm trễ”. (Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh).     

Thời tiền khởi nghĩa từ tháng 1/1/1945 đến 19/8/1945, Tân Trào được coi như là một thủ đô giải phóng vì nơi đây là địa điểm họp Hội nghị Trung ương Đảng toàn quốc, Tổng bộ Việt Minh và Đại hội quốc dân cả nước để thống nhất ra quyết định Tổng khởi nghĩa toàn quốc giành chính quyền về tay nhân dân tiến tới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” và ra mắt Chính phủ cách mạng lâm thời.

Ngày 13/8/1945 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thủ đô giải phóng, gồm đại biểu các đảng bộ và một số đại biều hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Hội nghị đề ra đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Minh trong tình hình mới. Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh thục hiện trong khu giải phóng được coi là chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng sau khi thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị toàn quốc của Đảng bế mạc thì Đại hội quốc dân cũng họp ngay ở Tân Trào ngày 16/8/1945. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu bắc, trung, nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài (Thái Lan, Lào), đại biều các đảng phái, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đâi hội qui định quốc kỳ là nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh, quốc ca là bài Tiến quân ca.

Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Đại hội biều thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện đường lối tổng khởi nghĩa do Đảng đề ra.

Ông Trần Huy Liệu được bầu Phó Chủ tịch Ủy ban giải phóng dân tộc tại đại hội, đã viết trong bài hồi ký “Đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào” cho biết :”Ủy ban dân tộc giải phóng được bầu theo nghị quyết của Đại hội, một khi cần thiết sẽ đổi thành Chính phủ lâm thời. Ủy ban do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, còn tôi là Phó Chủ tịch. Đến lượt Ủy ban dân tộc làm lễ tuyên thệ trước Đại hội.

Văn bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban dân tộc giải phóng

ra lệnh xuất quân Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945

Đây là những phút trang nghiêm nhất và cảm động nhất. Đồng thời đoàm đại biều nhân dân địa phương gồm cả già, trẻ, trai, gái dắt một con bò và mang mấy sọt gạo đem đến mừng Đại hội. Các ủy viên trong Ủy ban dân tộc giải phóng bắt tay các đại biểu nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ vào một em bé cởi truồng mang cái bụng giun to tướng, nói với đại biều : Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các em bé như em bé này có cơm ăn, áo mặc, khỏe mạnh và được học hành. Đây cũng là câu nói đầu tiên thấm vào tình cảm của những người mới lần đầu tiên gặp Người. Đại hội bế mạc giữa làn không khí khởi nghĩa sôi nổi, nhiều đại biều hứa hẹn mau về địa phương để kịp lãnh đạo nhân dân phất cao cờ khỏi nghĩa”.

Ngày nay, ngôi đình Tân Trào rộng ba gian, lợp mái lá, giữa có bàn thờ và chung quanh là các bộ ván cũ để đại biều ngồi họp năm xưa vẫn bảo quản còn y nguyên. Ngay trước đình, ở giữa sân có một phiến đá ghi hàng chữ :”Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đọc lời thề nhậm chức Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng trước Đại hội quốc dân Tân Trào”.

Qua quang cảnh, hình thức, nội dung và tinh thần khẩn trương, nghiêm trọng, đồng thuận trong sinh hoạt của Đại hội quốc dân Tân Trào trước thời cơ tổng khởi nghĩa, ngày nay chúng ta có thể hình dung đó là Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần triều vua Trần Nhân Tôn năm 1283 trước họa ngoại xâm của nhà Nguyên, được hỏi ý kiến nên hòa hay đánh, các bô lão đồng thanh xin đánh. (Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa Thông tin 1999, trang 141).

Tinh thần và nội dung làm việc của Đại hội quốc dân Tân Trào còn làm cho chúng ta liên tưởng đến một kỳ họp của Quốc Hội Việt Nam ngày nay, khi các đại biểu thảo luận về một vấn đề lớn quốc kế dân sinh. Hơn nữa, trong lúc nước ta còn bị chiếm đóng phần lớn bởi phát xít Nhật vừa thay chân thực dân Pháp, chưa có chính quyền và thể chế dân chủ nên việc tổ chức Đại hội quốc dân tại Tân Trào được coi là Đại hội đại biểu của cả nước gồm đủ các thành phần thuộc các đòan thể, các đảng phái, các cá nhân tiêu biểu cho dân tộc, tôn giáo, các địa phương ở nam, trung, bắc…tạo thành định chế dân cử mang tính nhân dân cao… như Quốc hội trong thời chiến.

Đại hội có đề cử, bầu củ, biểu quyết và kết thúc bằng nghị quyết. Đó là nghị quyết về Tổng khởi nghĩa toàn quốc và thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau đó, có ban hành Quân lệnh số 1 và lời hiệu triệu tức Lời kêu gọi toàn quốc khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch nước hay Chính phủ lâm thời. Tất cả việc làm này vào thời kỳ ấy được coi là hợp pháp của một chính quyền cách mạng nhân dân.

Ngay sau Đại hội quốc dân Tân Trào bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho Chính phủ Hòa Kỳ (qua Trung úy John, một sĩ quan của cơ quan tình báo OSS – CIA ngày nay đang đóng ở Côn Minh), có nội dung như sau :”Nhân danh Ủy ban dân tộc giải phóng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền Hoa Kỳ thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi đứng về phía Liên Hiệp Quốc chống lại bọn Nhật bản, nay đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên Hiệp Quốc thể hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập…”

Rõ ràng đây là văn bản đối ngoại của chính quyền cách mạng lâm thời có tính pháp lý cao vì được chính người đứng đấu tổ chức cách mạng là Mặt trận Tổ quốc và chính phủ hợp pháp của thời chiến do Đại hội quốc dân như Quốc hội bầu ra.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày