Tự phê bình và phê bình: Thuốc chống “nhạt Đảng” xa rời chính trị
Số lượt xem 4941Ngày cập nhật 05/08/2020

Theo (Đầu tư Online) - Tự phê bình và phê bình không chỉ là “cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Ðảng”, như điều Bác Hồ đã căn dặn trong Di chúc từ 50 năm trước, mà còn là liều thuốc hay chống bệnh “nhạt Đảng” - một biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bối cảnh hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình không chỉ có giá trị lý luận, 

mà còn có giá trị thực tiễn to lớn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Anh tư liệu: Bác Hồ nói chuyện với đảng viên mới Đảng bộ Hà Nội (ngày 14/5/1966).

Nguy cơ từ “nhạt Đảng”

Thời gian qua, tình trạng “nhạt Đảng” đã xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên; là một biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị đáng quan ngại, cần phải sớm nhận diện, tìm giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. “Nhạt Đảng” chính là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn đến phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không giữ được bản chất cách mạng của người đảng viên, thờ ơ, vô cảm với chính trị, không hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên.

Mấy chục năm nghiên cứu về vấn đề này, GS-TS. Mạch Quang Thắng, giảng viên cao cấp Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, cán bộ, đảng viên cũng như những người khác, luôn bị lợi ích chi phối; vấn đề là xử lý các mối quan hệ lợi ích như thế nào để hợp với đạo đức cách mạng theo gương sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Một cán bộ, đảng viên trong ngành hải quan chẳng hạn, khi bị chủ hàng mua chuộc bằng lợi ích vật chất, liệu  có cho hàng lậu đi qua không?”, GS-TS. Mạch Quang Thắng dẫn dụ.

Viết về giá trị thặng dư trong bóc lột của nhà tư bản, Các Mác từng chỉ ra rằng, nếu lãi 300%, thì dẫu có bị treo cổ, nhà tư bản vẫn làm. “Ở nước ta, có trường hợp một số cán bộ, đảng viên nếu được 5 - 10% tiền ‘bôi trơn’, thì dù có bị treo cổ vẫn ký làm dự ána, bất chấp dự án đó có hại cho đất nước”, GS-TS. Mạch Quang Thắng nói.

Theo ông, vừa qua, việc một số cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao (ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nhiều tướng quân đội, công an…) bị xử lý kỷ luật, xử lý theo pháp luật là do sự yếu kém trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. “Họ đâu thiếu vật chất, của cải, tiền bạc. Cái thiếu của họ là đạo đức của người cán bộ, đảng viên”, GS-TS. Mạch Quang Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, GS-TS. Trần Văn Phòng, Viện trưởng Viện Triết học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định, trước những biến động của tình hình trong nước, quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức, có lối sống quan liêu, xa rời quần chúng. Nhiều đảng bộ, chi bộ vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức, hoạt động tự phê bình và phê bình còn nhiều lệch lạc; một số đảng bộ, chi bộ có tình trạng chủ nghĩa cá nhân lộng hành… dẫn đến “nhạt Đảng”.

Người đời không phải là thần thánh

Không phải đến bây giờ, hiện tượng “nhạt Đảng” mới được chỉ ra. Theo GS-TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khi nói về tự phê bình và phê bình, hầu như ai cũng biết lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Thật vậy. Bác Hồ thường nói, người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Hơn năm triệu đảng viên của Ðảng ta hiện nay, sinh ra, lớn lên và công tác trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là những người nắm giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, dù tài giỏi đến mấy, trong sáng, liêm khiết đến mấy, cũng chưa dám chắc là không phạm phải sai lầm, vấp váp.

Theo Người, những khuyết điểm, vi phạm của đảng viên nếu không được đồng chí mình chỉ giúp, thì tự đảng viên ấy rất khó nhận ra, giống như vết nhọ trên trán, phải nhờ soi gương mới biết. Không chỉ cho người khác thấy khuyết điểm, thì vừa có hại cho đồng chí mình, vừa ảnh hưởng không tốt đến tổ chức đảng, đến uy tín của cán bộ nói chung, mà còn có nguy cơ làm cho khuyết điểm ấy “lây nhiễm” trong cuộc sống. Người cho rằng, đảng viên phạm sai lầm thì sẽ đưa quần chúng đến sai lầm, cho nên, khi có sai lầm thì phải sẵn sàng kịp thời sửa chữa, không để nhiều sai lầm nhỏ cộng thành sai lầm to.

Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 50 năm qua, Ðảng ta đặc biệt chú trọng nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Ðảng, luôn xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” tổ chức cuối tháng 8 vừa qua, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong các kỳ Ðại hội của Ðảng, Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, bổ sung nội dung xây dựng Ðảng vào Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng; ban hành các Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Liên tục trong 2 nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và điều này luôn được kết hợp với việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, triển khai Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cuộc vận động đã trở thành phong trào sinh hoạt chính trị rộng khắp trên phạm vi cả nước, từ Ban Chấp hành Trung ương đến các chi bộ cơ sở đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều chi bộ, đảng bộ và cán bộ, đảng viên đã được tăng lên. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Ðảng, vai trò lãnh đạo của Ðảng và niềm tin của nhân dân đối với Ðảng.

Đảng ta chủ trương xem tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. PGS-TS. Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhìn nhận: “Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, nhất là các nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII); đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật yếu kém; xử lý nghiêm minh hàng loạt cán bộ sai phạm bao gồm cả cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng trong quân đội và công an. Qua đó, chúng ta hiểu vì sao phải thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”.

Tuy nhiên, việc tự phê bình và phê bình phải gắn liền với những điều kiện cụ thể. Ở mỗi đơn vị, trong từng hoàn cảnh khác nhau, thì nội dung, cách thức tiến hành phê bình và tự phê bình cũng khác nhau, sao cho phù hợp.

“Đối với cán bộ, đảng viên cầu thị, thì việc tự phê bình và phê bình với họ thật sự là thang thuốc hay để trị bệnh. Song đối với những trường hợp suy thoái, nhất là những đối tượng tha hóa, biến chất, thì việc phê bình không còn ý nghĩa gì. Do vậy, chỉ phê bình thôi chưa đủ, mà cần kết hợp nhiều biện pháp khác, như giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ, giao việc cho họ làm để có cơ hội chuộc lỗi lầm; còn nếu “giáo dục mấy cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi” thì “phải mời họ ra khỏi Đảng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói”, PGS-TS. Lê Quốc Lý nhấn mạnh.

Cũng theo PGS-TS. Lê Quốc Lý, ở những nơi người đứng đầu cấp ủy,  đơn vị trong sáng, liêm khiết, có trách nhiệm nêu gương, có tinh thần đoàn kết gắn bó, thì việc tự phê bình và phê bình thường được thực hiện thiết thực, hiệu quả. Còn những nơi người đứng đầu thiếu gương mẫu, độc đoán, chuyên quyền, nơi mất đoàn kết, thì rất khó để thực hiện, thậm chí, tự phê bình và phê bình còn bị lợi dụng cho ý đồ của một hoặc một số cá nhân. Vì vậy, cần sự giám sát, kiểm tra sát sao của cấp trên trực tiếp, không để tự phê bình và phê bình bị lợi dụng cho các mục đích đấu đá nội bộ.

Ví công tác tự phê bình và phê bình như chiếc gương soi, như người bạn chân tình nhất, đồng hành cùng chúng ta trong mỗi bước đi, giúp chúng ta tránh được những “vết xe đổ” của chính mình hoặc của người khác, GS-TS. Mạch Quang Thắng khẳng định, đó chính là thuốc chống “nhạt Đảng” hữu hiệu nhất và cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc từ Trung ương đến cơ sở.

Để chống “nhạt Đảng”, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị, mỗi cấp ủy đảng và đảng viên, với thái độ thẳng thắn, xây dựng, cần nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, nâng cao ý thức kỷ luật, xây dựng phong cách lãnh đạo, tác phong, thái độ làm việc tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân; gương mẫu đi đầu trong hoạt động, công tác, nói đi đôi với làm... để có được niềm tin của nhân dân, góp phần xây dựng Ðảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh như di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Mới đây, tại chương trình Gặp gỡ đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng, mà phải ngấm vào máu, vào tim, vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác; sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trước đó, ngày 11/12/2017, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị tổ chức Đoàn Thanh niên cần tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thế hệ trẻ, “tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.864.677
Truy cập hiện tại 386

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tự phê bình và phê bình: Thuốc chống “nhạt Đảng” xa rời chính trị
Số lượt xem 4949Ngày cập nhật 05/08/2020

Theo (Đầu tư Online) - Tự phê bình và phê bình không chỉ là “cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Ðảng”, như điều Bác Hồ đã căn dặn trong Di chúc từ 50 năm trước, mà còn là liều thuốc hay chống bệnh “nhạt Đảng” - một biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bối cảnh hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình không chỉ có giá trị lý luận, 

mà còn có giá trị thực tiễn to lớn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Anh tư liệu: Bác Hồ nói chuyện với đảng viên mới Đảng bộ Hà Nội (ngày 14/5/1966).

Nguy cơ từ “nhạt Đảng”

Thời gian qua, tình trạng “nhạt Đảng” đã xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên; là một biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị đáng quan ngại, cần phải sớm nhận diện, tìm giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. “Nhạt Đảng” chính là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn đến phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không giữ được bản chất cách mạng của người đảng viên, thờ ơ, vô cảm với chính trị, không hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên.

Mấy chục năm nghiên cứu về vấn đề này, GS-TS. Mạch Quang Thắng, giảng viên cao cấp Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, cán bộ, đảng viên cũng như những người khác, luôn bị lợi ích chi phối; vấn đề là xử lý các mối quan hệ lợi ích như thế nào để hợp với đạo đức cách mạng theo gương sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Một cán bộ, đảng viên trong ngành hải quan chẳng hạn, khi bị chủ hàng mua chuộc bằng lợi ích vật chất, liệu  có cho hàng lậu đi qua không?”, GS-TS. Mạch Quang Thắng dẫn dụ.

Viết về giá trị thặng dư trong bóc lột của nhà tư bản, Các Mác từng chỉ ra rằng, nếu lãi 300%, thì dẫu có bị treo cổ, nhà tư bản vẫn làm. “Ở nước ta, có trường hợp một số cán bộ, đảng viên nếu được 5 - 10% tiền ‘bôi trơn’, thì dù có bị treo cổ vẫn ký làm dự ána, bất chấp dự án đó có hại cho đất nước”, GS-TS. Mạch Quang Thắng nói.

Theo ông, vừa qua, việc một số cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao (ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nhiều tướng quân đội, công an…) bị xử lý kỷ luật, xử lý theo pháp luật là do sự yếu kém trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. “Họ đâu thiếu vật chất, của cải, tiền bạc. Cái thiếu của họ là đạo đức của người cán bộ, đảng viên”, GS-TS. Mạch Quang Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, GS-TS. Trần Văn Phòng, Viện trưởng Viện Triết học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định, trước những biến động của tình hình trong nước, quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức, có lối sống quan liêu, xa rời quần chúng. Nhiều đảng bộ, chi bộ vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức, hoạt động tự phê bình và phê bình còn nhiều lệch lạc; một số đảng bộ, chi bộ có tình trạng chủ nghĩa cá nhân lộng hành… dẫn đến “nhạt Đảng”.

Người đời không phải là thần thánh

Không phải đến bây giờ, hiện tượng “nhạt Đảng” mới được chỉ ra. Theo GS-TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khi nói về tự phê bình và phê bình, hầu như ai cũng biết lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Thật vậy. Bác Hồ thường nói, người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Hơn năm triệu đảng viên của Ðảng ta hiện nay, sinh ra, lớn lên và công tác trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là những người nắm giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, dù tài giỏi đến mấy, trong sáng, liêm khiết đến mấy, cũng chưa dám chắc là không phạm phải sai lầm, vấp váp.

Theo Người, những khuyết điểm, vi phạm của đảng viên nếu không được đồng chí mình chỉ giúp, thì tự đảng viên ấy rất khó nhận ra, giống như vết nhọ trên trán, phải nhờ soi gương mới biết. Không chỉ cho người khác thấy khuyết điểm, thì vừa có hại cho đồng chí mình, vừa ảnh hưởng không tốt đến tổ chức đảng, đến uy tín của cán bộ nói chung, mà còn có nguy cơ làm cho khuyết điểm ấy “lây nhiễm” trong cuộc sống. Người cho rằng, đảng viên phạm sai lầm thì sẽ đưa quần chúng đến sai lầm, cho nên, khi có sai lầm thì phải sẵn sàng kịp thời sửa chữa, không để nhiều sai lầm nhỏ cộng thành sai lầm to.

Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 50 năm qua, Ðảng ta đặc biệt chú trọng nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Ðảng, luôn xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” tổ chức cuối tháng 8 vừa qua, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong các kỳ Ðại hội của Ðảng, Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, bổ sung nội dung xây dựng Ðảng vào Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng; ban hành các Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Liên tục trong 2 nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và điều này luôn được kết hợp với việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, triển khai Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cuộc vận động đã trở thành phong trào sinh hoạt chính trị rộng khắp trên phạm vi cả nước, từ Ban Chấp hành Trung ương đến các chi bộ cơ sở đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều chi bộ, đảng bộ và cán bộ, đảng viên đã được tăng lên. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Ðảng, vai trò lãnh đạo của Ðảng và niềm tin của nhân dân đối với Ðảng.

Đảng ta chủ trương xem tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. PGS-TS. Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhìn nhận: “Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, nhất là các nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII); đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật yếu kém; xử lý nghiêm minh hàng loạt cán bộ sai phạm bao gồm cả cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng trong quân đội và công an. Qua đó, chúng ta hiểu vì sao phải thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”.

Tuy nhiên, việc tự phê bình và phê bình phải gắn liền với những điều kiện cụ thể. Ở mỗi đơn vị, trong từng hoàn cảnh khác nhau, thì nội dung, cách thức tiến hành phê bình và tự phê bình cũng khác nhau, sao cho phù hợp.

“Đối với cán bộ, đảng viên cầu thị, thì việc tự phê bình và phê bình với họ thật sự là thang thuốc hay để trị bệnh. Song đối với những trường hợp suy thoái, nhất là những đối tượng tha hóa, biến chất, thì việc phê bình không còn ý nghĩa gì. Do vậy, chỉ phê bình thôi chưa đủ, mà cần kết hợp nhiều biện pháp khác, như giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ, giao việc cho họ làm để có cơ hội chuộc lỗi lầm; còn nếu “giáo dục mấy cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi” thì “phải mời họ ra khỏi Đảng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói”, PGS-TS. Lê Quốc Lý nhấn mạnh.

Cũng theo PGS-TS. Lê Quốc Lý, ở những nơi người đứng đầu cấp ủy,  đơn vị trong sáng, liêm khiết, có trách nhiệm nêu gương, có tinh thần đoàn kết gắn bó, thì việc tự phê bình và phê bình thường được thực hiện thiết thực, hiệu quả. Còn những nơi người đứng đầu thiếu gương mẫu, độc đoán, chuyên quyền, nơi mất đoàn kết, thì rất khó để thực hiện, thậm chí, tự phê bình và phê bình còn bị lợi dụng cho ý đồ của một hoặc một số cá nhân. Vì vậy, cần sự giám sát, kiểm tra sát sao của cấp trên trực tiếp, không để tự phê bình và phê bình bị lợi dụng cho các mục đích đấu đá nội bộ.

Ví công tác tự phê bình và phê bình như chiếc gương soi, như người bạn chân tình nhất, đồng hành cùng chúng ta trong mỗi bước đi, giúp chúng ta tránh được những “vết xe đổ” của chính mình hoặc của người khác, GS-TS. Mạch Quang Thắng khẳng định, đó chính là thuốc chống “nhạt Đảng” hữu hiệu nhất và cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc từ Trung ương đến cơ sở.

Để chống “nhạt Đảng”, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị, mỗi cấp ủy đảng và đảng viên, với thái độ thẳng thắn, xây dựng, cần nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, nâng cao ý thức kỷ luật, xây dựng phong cách lãnh đạo, tác phong, thái độ làm việc tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân; gương mẫu đi đầu trong hoạt động, công tác, nói đi đôi với làm... để có được niềm tin của nhân dân, góp phần xây dựng Ðảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh như di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Mới đây, tại chương trình Gặp gỡ đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng, mà phải ngấm vào máu, vào tim, vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác; sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trước đó, ngày 11/12/2017, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị tổ chức Đoàn Thanh niên cần tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thế hệ trẻ, “tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày