Đảng bộ A Lưới: Học tập tư tưởng Bác Hồ về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng
Số lượt xem 5485Ngày cập nhật 14/07/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; sinh thời Bác luôn dành tình cảm, sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ đối với những người có công với nước, với dân; nhất là, tình cảm chân thành, lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ.

Ngay sau khi lập quốc 6 tháng, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16/02/1947 quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Cũng trong năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, Bác đã Chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “ngày Thương binh” và tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh đã họp ở xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã nhất trí lấy ngày 27/7 làm “ngày Thương binh toàn quốc”; đến tháng 7 năm 1955, ngày 27/7 được đổi thành “ngày Thương binh, liệt sĩ” và được tổ chức hàng năm trên cả nước.

Nguồn gốc làm nên tư tưởng về sự kính trọng, lòng biết ơn vô bề bến, sự quan tâm, đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ những người có công với đất nước chính là chủ nghĩa nhân văn, tình thương yêu con người của Bác. Tình thương yêu con người ở Bác là tình cảm quý trọng, quan tâm và chăm lo cuộc sống của con người, của nhân dân và đến hôm nay tư tưởng của Bác Hồ kính yêu đối với thương binh, liệt sĩ không chỉ nâng cao nhận thức cho các thế hệ tiếp sau mà còn được phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày, bằng những công việc cụ thể đối với những người đã “làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do”. Ngày Thương binh, Liệt sĩ hằng năm thật sự thể hiện những nghĩa cử cao đẹp, sự tri ân, tôn vinh đối với những người không tiếc máu, xương vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi có "ngày Thương binh, Liệt sĩ"  do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đến nay, Phong trào "đền ơn đáp nghĩa"   theo tấm gương đạo đức của Người đã phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào đã và đang tạo luồng sinh khí mới, tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh đúng như Bác Hồ hằng mong muốn.

Đưa hài cốt Liệt sỹ ở (Lào) về Nghĩa trang thành phố Huế (ảnh minh họa)

Đối với huyện A Lưới, chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm qua, từ trong máu lửa của cuộc kháng chiến vĩ đại ấy, những tên đất, tên người như: A So, A Lưới, A Bia, Cooh cava, Dốc Mèo; Anh hùng Hồ Vai, Kăn Lịch, Kăn Đờm, A Nun, Hồ Dục, Cu Tríp, Căn Tréc… đã đi vào lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ghi nhận những thành tích, công lao to lớn của đồng bào các dân tộc A Lưới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới” và 18 tập thể, 8 cá nhân; 26 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều danh hiệu, huân, huy chương cao quý khác. Toàn huyện có 800 liệt sỹ, 500 thương binh đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần thân thể cho sự nghiệp cao cả giải phóng thống nhất nước nhà…

Dâng hương tại nhà bia xã Bắc Sơn (củ) xã Trung Sơn (mới)

Xác định chính sách "Đền ơn đáp nghĩa"  của Đảng và Nhà nước ta là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trong thời gian qua, huyện A Lưới luôn tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh, Xã hội tỉnh, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, chi trả tiền trợ cấp hàng tháng đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; triển khai Quỹ "đền ơn đáp nghĩa",  phối hợp thực hiện và giới thiệu cho các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh nhận chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ đưa ngưới có công đi điều dưỡng,  chữa bệnh, sửa chữa lại các Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm đã xuống cấp, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sữa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách; tổ chức thăm, tặng quà Ngày 27/7 và nhân dịp các ngày Lễ, Tết, thăm viếng khi đau ốm, từ trần,..

Đồng chí Nguyễn Tân trao quà cho hộ chính sách nhân dịp 27/7

Năm 2020 là năm rất đặc biệt gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và đây cũng là một năm cả nước gồng mình lên chống dịch Covid-19. Vì vậy, công tác tri ân đối với người có công càng phải làm tốt để làm ấm lòng dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh những hoạt động lớn như gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, và tuyên dương những người có công với cách mạng của huyện A Lưới; một hoạt động trọng tâm có ý nghĩa nhất là việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị phát hành sách "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Thừa Thiên Huế" tập V; Hội nghị là một sự kiện thể hiện sự tri ân sâu sắc, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng cán bộ, đảng viên và chiến sĩ toàn tỉnh đối với công tác chăm sóc đối với người có công với cách mạng, đồng thời lan tỏa những thông điệp về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" tới xã hội, cộng đồng, nhân dân toàn huyện. Sự kiện cũng là dịp để động viên kịp thời các Bà mẹ VNAH, những người đã không ngừng nỗ lực trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, là những tấm gương sáng cho thế hệ noi theo của cả tỉnh nói chung và huyện A Lưới nói riêng.

Phó bí thư TTTU Bùi Thanh Hà tặng sách cho thân nhân các mẹ VNAH (ảnh Cổng TTĐTTU)

Trao nhà tình nghĩa cho bà Kăn Pi (thương binh) tại TDP 1, thị trấn A Lưới

Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ; phát huy những kết quả đạt được, đồng thời kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót trong thời gian qua, trong thời gian đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn huyện A Lưới nguyện nổ lực, phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện, góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, xây dựng quê hương A Lưới của chúng ta ngày một giàu đẹp, văn minh./.

Các hình ảnh liên quan đến công tác đền ơn đáp nghĩa của huyện A Lưới

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.928.315
Truy cập hiện tại 1.075

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Đảng bộ A Lưới: Học tập tư tưởng Bác Hồ về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng
Số lượt xem 5493Ngày cập nhật 14/07/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; sinh thời Bác luôn dành tình cảm, sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ đối với những người có công với nước, với dân; nhất là, tình cảm chân thành, lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ.

Ngay sau khi lập quốc 6 tháng, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16/02/1947 quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Cũng trong năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, Bác đã Chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “ngày Thương binh” và tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh đã họp ở xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã nhất trí lấy ngày 27/7 làm “ngày Thương binh toàn quốc”; đến tháng 7 năm 1955, ngày 27/7 được đổi thành “ngày Thương binh, liệt sĩ” và được tổ chức hàng năm trên cả nước.

Nguồn gốc làm nên tư tưởng về sự kính trọng, lòng biết ơn vô bề bến, sự quan tâm, đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ những người có công với đất nước chính là chủ nghĩa nhân văn, tình thương yêu con người của Bác. Tình thương yêu con người ở Bác là tình cảm quý trọng, quan tâm và chăm lo cuộc sống của con người, của nhân dân và đến hôm nay tư tưởng của Bác Hồ kính yêu đối với thương binh, liệt sĩ không chỉ nâng cao nhận thức cho các thế hệ tiếp sau mà còn được phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày, bằng những công việc cụ thể đối với những người đã “làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do”. Ngày Thương binh, Liệt sĩ hằng năm thật sự thể hiện những nghĩa cử cao đẹp, sự tri ân, tôn vinh đối với những người không tiếc máu, xương vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi có "ngày Thương binh, Liệt sĩ"  do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đến nay, Phong trào "đền ơn đáp nghĩa"   theo tấm gương đạo đức của Người đã phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào đã và đang tạo luồng sinh khí mới, tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh đúng như Bác Hồ hằng mong muốn.

Đưa hài cốt Liệt sỹ ở (Lào) về Nghĩa trang thành phố Huế (ảnh minh họa)

Đối với huyện A Lưới, chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm qua, từ trong máu lửa của cuộc kháng chiến vĩ đại ấy, những tên đất, tên người như: A So, A Lưới, A Bia, Cooh cava, Dốc Mèo; Anh hùng Hồ Vai, Kăn Lịch, Kăn Đờm, A Nun, Hồ Dục, Cu Tríp, Căn Tréc… đã đi vào lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ghi nhận những thành tích, công lao to lớn của đồng bào các dân tộc A Lưới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân huyện A Lưới” và 18 tập thể, 8 cá nhân; 26 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều danh hiệu, huân, huy chương cao quý khác. Toàn huyện có 800 liệt sỹ, 500 thương binh đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần thân thể cho sự nghiệp cao cả giải phóng thống nhất nước nhà…

Dâng hương tại nhà bia xã Bắc Sơn (củ) xã Trung Sơn (mới)

Xác định chính sách "Đền ơn đáp nghĩa"  của Đảng và Nhà nước ta là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trong thời gian qua, huyện A Lưới luôn tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh, Xã hội tỉnh, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, chi trả tiền trợ cấp hàng tháng đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; triển khai Quỹ "đền ơn đáp nghĩa",  phối hợp thực hiện và giới thiệu cho các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh nhận chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ đưa ngưới có công đi điều dưỡng,  chữa bệnh, sửa chữa lại các Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm đã xuống cấp, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sữa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách; tổ chức thăm, tặng quà Ngày 27/7 và nhân dịp các ngày Lễ, Tết, thăm viếng khi đau ốm, từ trần,..

Đồng chí Nguyễn Tân trao quà cho hộ chính sách nhân dịp 27/7

Năm 2020 là năm rất đặc biệt gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và đây cũng là một năm cả nước gồng mình lên chống dịch Covid-19. Vì vậy, công tác tri ân đối với người có công càng phải làm tốt để làm ấm lòng dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh những hoạt động lớn như gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, và tuyên dương những người có công với cách mạng của huyện A Lưới; một hoạt động trọng tâm có ý nghĩa nhất là việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị phát hành sách "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Thừa Thiên Huế" tập V; Hội nghị là một sự kiện thể hiện sự tri ân sâu sắc, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng cán bộ, đảng viên và chiến sĩ toàn tỉnh đối với công tác chăm sóc đối với người có công với cách mạng, đồng thời lan tỏa những thông điệp về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" tới xã hội, cộng đồng, nhân dân toàn huyện. Sự kiện cũng là dịp để động viên kịp thời các Bà mẹ VNAH, những người đã không ngừng nỗ lực trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, là những tấm gương sáng cho thế hệ noi theo của cả tỉnh nói chung và huyện A Lưới nói riêng.

Phó bí thư TTTU Bùi Thanh Hà tặng sách cho thân nhân các mẹ VNAH (ảnh Cổng TTĐTTU)

Trao nhà tình nghĩa cho bà Kăn Pi (thương binh) tại TDP 1, thị trấn A Lưới

Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ; phát huy những kết quả đạt được, đồng thời kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót trong thời gian qua, trong thời gian đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn huyện A Lưới nguyện nổ lực, phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện, góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, xây dựng quê hương A Lưới của chúng ta ngày một giàu đẹp, văn minh./.

Các hình ảnh liên quan đến công tác đền ơn đáp nghĩa của huyện A Lưới

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày