Lấy gương người tốt, việc tốt nhằm động viên phong trào thi đua yêu nước
Số lượt xem 5920Ngày cập nhật 22/06/2020
Bac thăm và động viên bà con tăng gia sản xuất

Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền, đó là giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy việc làm thiết thực để minh chứng cho đạo đức cách mạng, giáo huấn, lôi cuốn, thuyết phục mọi người hành động vì sự nghiệp chung của đất nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì: Một người phải biết học nhiều người. Lấy gương tốt trong quần chúng Nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Đó cũng là một cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục.

 

Vì thế, dù bận trăm bề việc chung, Người vẫn không quên dành thời gian theo dõi rất kỹ những bản tin, bài viết về những việc người tốt đã làm, tuy nhỏ nhưng đẹp, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người”. Người từng nói rằng: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay lâu đài có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế chỉ là thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt, việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có, ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có… Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây con người mới, cuộc sống mới”. Để nhân những hạt giống đỏ trong mỗi việc làm, gương mẫu trong đạo đức, lối sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh việc phổ biến sâu rộng, nhân rộng người tốt, việc tốt trong Nhân dân và phát động phong phong trào thi đua học tập và làm theo gương người tốt, việc tốt.

Sau hòa bình lập lại (7/1954), Bác Hồ đã chỉ thị: Các tờ báo của Đảng và đoàn thể mở mục “Người mới, việc mới” để biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong Nhân dân và cán bộ, đảng viên, nhằm động viên phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Chủ trương biểu dương người tốt, việc tốt thể hiện quan điểm Nhân dân và tư tưởng nhân nghĩa của Bác Hồ là vô cùng sáng tỏ. Chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta khẳng định: “Nhân dân là người làm nên lịch sử”, và: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Bác Hồ đã thể hiện quan điểm ấy, với cách nói rất giản dị và cảm động: “Số người và những tập thể được công nhận là anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được tặng thưởng huân chương, huy chương vẫn chỉ là số ít so với hàng triệu, hàng chục triệu con người đang hàng ngày góp gió thành bão, đang gánh vác mọi việc nước, việc nhà để đánh thắng giặc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có tập thể vĩ đại ấy, mới có Đảng ta vĩ đại, mới có Cách mạng tháng Tám thắng lợi, mới có kháng chiến chống Pháp thành công, mới có sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước được cả thế giới ca ngợi. Đánh thắng giặc Mỹ rồi, cũng với tập thể anh hùng ấy, chúng ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.  

Nêu gương những con người nhằm mục đích đề cao đạo đức trong sáng cho mọi người dễ học, để noi theo. Do đó, việc tốt là bằng chứng cho những phẩm chất của người tốt. Ở đây, hai yếu tố được gắn bó chặt chẽ với nhau: con người và sự việc. Đó là chỉ dẫn cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận biết để đi sâu vào thực tế và noi theo gương người tốt, việc tốt được thuận lợi, dễ dàng nhưng lại có hiệu quả to lớn. Đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở khi Bác có ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt tới nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào đi khỏi vấp ngã. Một người nông dân đi giữa trời mưa thấy bao gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm ni lông của mình ra đậy gạo. Cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc để cùng chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội…Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của Nhân dân ta. Chúng ta đánh thắng giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng”.

Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, người tốt, việc tốt đã có sự vận động phát triển. Chẳng hạn, có người biết làm giàu cho bản thân mình và cho quê hương đất nước, có người làm ăn buôn bán giỏi…Nhưng, dù có nét mới, có sự vận động phát triển thế nào chăng nữa, thiết nghĩ, gương người tốt, việc tốt vẫn không thể thoát ra khỏi vòng trung tâm là đạo đức, là giữ bền gốc thiện. Vì thế, các gương sáng làm giàu, nhưng không phải làm giàu bằng bất kỳ giá nào mà phải làm giàu chính đáng, giúp nhau cùng vượt khó làm giàu. Đó mới là đạo đức của con người thời kỳ mới và xã hội càng phát triển, càng cần những tấm gương trong sáng để chống lại những mặt trái đã phát lộ của kinh tế thị trường, như sự xuống cấp của đạo đức, tất cả vì đồng tiền bất chấp mọi thủ đoạn…

Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Hồ Chủ tịch (ngày 09/9/1969) đã nhấn mạnh: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sỹ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể Nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, mang lá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”. Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, tư tưởng của Bác Hồ về việc biểu dương “Người tốt, việc tốt” thể hiện niềm tin yêu Nhân dân vô hạn, tấm lòng chí tình, chí nghĩa của Bác đối với Nhân dân.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.944.956
Truy cập hiện tại 2.245

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lấy gương người tốt, việc tốt nhằm động viên phong trào thi đua yêu nước
Số lượt xem 5928Ngày cập nhật 22/06/2020
Bac thăm và động viên bà con tăng gia sản xuất

Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền, đó là giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy việc làm thiết thực để minh chứng cho đạo đức cách mạng, giáo huấn, lôi cuốn, thuyết phục mọi người hành động vì sự nghiệp chung của đất nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì: Một người phải biết học nhiều người. Lấy gương tốt trong quần chúng Nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Đó cũng là một cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục.

 

Vì thế, dù bận trăm bề việc chung, Người vẫn không quên dành thời gian theo dõi rất kỹ những bản tin, bài viết về những việc người tốt đã làm, tuy nhỏ nhưng đẹp, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người”. Người từng nói rằng: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay lâu đài có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế chỉ là thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt, việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có, ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có… Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây con người mới, cuộc sống mới”. Để nhân những hạt giống đỏ trong mỗi việc làm, gương mẫu trong đạo đức, lối sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh việc phổ biến sâu rộng, nhân rộng người tốt, việc tốt trong Nhân dân và phát động phong phong trào thi đua học tập và làm theo gương người tốt, việc tốt.

Sau hòa bình lập lại (7/1954), Bác Hồ đã chỉ thị: Các tờ báo của Đảng và đoàn thể mở mục “Người mới, việc mới” để biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong Nhân dân và cán bộ, đảng viên, nhằm động viên phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Chủ trương biểu dương người tốt, việc tốt thể hiện quan điểm Nhân dân và tư tưởng nhân nghĩa của Bác Hồ là vô cùng sáng tỏ. Chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta khẳng định: “Nhân dân là người làm nên lịch sử”, và: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Bác Hồ đã thể hiện quan điểm ấy, với cách nói rất giản dị và cảm động: “Số người và những tập thể được công nhận là anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được tặng thưởng huân chương, huy chương vẫn chỉ là số ít so với hàng triệu, hàng chục triệu con người đang hàng ngày góp gió thành bão, đang gánh vác mọi việc nước, việc nhà để đánh thắng giặc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có tập thể vĩ đại ấy, mới có Đảng ta vĩ đại, mới có Cách mạng tháng Tám thắng lợi, mới có kháng chiến chống Pháp thành công, mới có sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước được cả thế giới ca ngợi. Đánh thắng giặc Mỹ rồi, cũng với tập thể anh hùng ấy, chúng ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.  

Nêu gương những con người nhằm mục đích đề cao đạo đức trong sáng cho mọi người dễ học, để noi theo. Do đó, việc tốt là bằng chứng cho những phẩm chất của người tốt. Ở đây, hai yếu tố được gắn bó chặt chẽ với nhau: con người và sự việc. Đó là chỉ dẫn cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận biết để đi sâu vào thực tế và noi theo gương người tốt, việc tốt được thuận lợi, dễ dàng nhưng lại có hiệu quả to lớn. Đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở khi Bác có ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt tới nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào đi khỏi vấp ngã. Một người nông dân đi giữa trời mưa thấy bao gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm ni lông của mình ra đậy gạo. Cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc để cùng chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội…Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của Nhân dân ta. Chúng ta đánh thắng giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng”.

Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, người tốt, việc tốt đã có sự vận động phát triển. Chẳng hạn, có người biết làm giàu cho bản thân mình và cho quê hương đất nước, có người làm ăn buôn bán giỏi…Nhưng, dù có nét mới, có sự vận động phát triển thế nào chăng nữa, thiết nghĩ, gương người tốt, việc tốt vẫn không thể thoát ra khỏi vòng trung tâm là đạo đức, là giữ bền gốc thiện. Vì thế, các gương sáng làm giàu, nhưng không phải làm giàu bằng bất kỳ giá nào mà phải làm giàu chính đáng, giúp nhau cùng vượt khó làm giàu. Đó mới là đạo đức của con người thời kỳ mới và xã hội càng phát triển, càng cần những tấm gương trong sáng để chống lại những mặt trái đã phát lộ của kinh tế thị trường, như sự xuống cấp của đạo đức, tất cả vì đồng tiền bất chấp mọi thủ đoạn…

Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Hồ Chủ tịch (ngày 09/9/1969) đã nhấn mạnh: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sỹ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể Nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, mang lá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”. Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, tư tưởng của Bác Hồ về việc biểu dương “Người tốt, việc tốt” thể hiện niềm tin yêu Nhân dân vô hạn, tấm lòng chí tình, chí nghĩa của Bác đối với Nhân dân.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày