Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 35-NQ/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Số lượt xem 4305Ngày cập nhật 28/04/2020

Xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Sau khi quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy A Lưới đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/HU, ngày 03/03/2006 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ”; HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết, UBND huyện ban hành đề án về đẩy mạnh công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình; cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên toàn huyện, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) từ huyện đến cơ sở, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý; cơ chế điều phối hoạt động giữa các cấp, các ngành, đoàn thể; duy trì chế độ giao ban, báo cáo định kỳ.

 

Lễ ký kết công tác DS-KHHGĐ các xã, thị trấn huyện A Lưới (ảnh minh họa)

Cùng với việc củng cố tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, tập huấn cũng được chú trọng cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước; cán bộ dân số được chuẩn hóa theo quy định, 100% cán bộ dân số cấp huyện, cấp xã được đào tạo nghiệp vụ dân số cơ bản với thời gian 3 tháng. Hàng năm, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số được tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới.

Nhận thức được Chương trình DS-KHHGĐ là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ/CSSKSS đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và nâng dần các chỉ tiêu về chất lượng dân số. Thực hiện kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 12%; tiêm chủng mở rộng đạt kết quả, đã loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt và khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em; thực hiện tích cực việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngày càng nâng cao chất lượng khám, chăm sóc thai sản và sinh đẻ an toàn; kết hợp tốt quân - dân y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuyền truyền công tác DSKHHGĐ

Cùng với việc củng cố tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, tập huấn cũng được chú trọng cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước; cán bộ dân số được chuẩn hóa theo quy định, 100% cán bộ dân số cấp huyện, cấp xã được đào tạo nghiệp vụ dân số cơ bản với thời gian 3 tháng. Hàng năm, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số được tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới.

Nhận thức được Chương trình DS-KHHGĐ là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ/CSSKSS đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và nâng dần các chỉ tiêu về chất lượng dân số. Thực hiện kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 12%; tiêm chủng mở rộng đạt kết quả, đã loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt và khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em; thực hiện tích cực việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngày càng nâng cao chất lượng khám, chăm sóc thai sản và sinh đẻ an toàn; kết hợp tốt quân - dân y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông kê công tác DS-KHHGĐ tại cơ quan dân số huyện

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên, có lúc còn chùng xuống; kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc; mức sinh trên địa bàn huyện còn cao; tình trạng mất cân bằng giới tính có dấu hiệu tăng. Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện. Tuổi thọ bình quân tương đối cao nhưng chất lượng tuổi thọ còn thấp. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chỉ số suy dinh dưỡng chậm cải thiện. Việc quản lý dân số chưa đồng bộ, việc lồng ghép chính sách dân số với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội một số nơi chưa chặt chẽ.

Trong thời gian tới, Huyện ủy A Lưới xác định công tác DS-KHHGĐ là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, của mỗi gia đình và mỗi người. Công tác DS-KHHGĐ phải được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. Giải quyết vấn đề DS-KHHGĐ không thể tách rời với việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về thực hiện chiến lược con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Quan tâm đầu tư sâu, rộng hơn nữa trong công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân một cách đầy đủ về dân số, chất lượng dân số, đặc biệt là bảo vệ và chăm sóc đời sống của trẻ em và người phụ nữ trong thời kỳ mới.

Kịp thời củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở, phù hợp với sự chuyển hướng chính sách sang dân số và phát triển. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; tiếp tục duy trì và nhân rộng các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai. Mở rộng mô hình xã, thôn, cụm dân cư không sinh con thứ ba trở lên; phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,4 0/00 /năm.

Để Nghị quyết 47 của Trung ương và Nghị quyết 35 của Tỉnh ủy được phát huy, Huyện ủy A Lưới tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong những năm tới.

 

 

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.969.144
Truy cập hiện tại 184

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 35-NQ/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Số lượt xem 4313Ngày cập nhật 28/04/2020

Xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Sau khi quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy A Lưới đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/HU, ngày 03/03/2006 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ”; HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết, UBND huyện ban hành đề án về đẩy mạnh công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình; cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên toàn huyện, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) từ huyện đến cơ sở, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý; cơ chế điều phối hoạt động giữa các cấp, các ngành, đoàn thể; duy trì chế độ giao ban, báo cáo định kỳ.

 

Lễ ký kết công tác DS-KHHGĐ các xã, thị trấn huyện A Lưới (ảnh minh họa)

Cùng với việc củng cố tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, tập huấn cũng được chú trọng cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước; cán bộ dân số được chuẩn hóa theo quy định, 100% cán bộ dân số cấp huyện, cấp xã được đào tạo nghiệp vụ dân số cơ bản với thời gian 3 tháng. Hàng năm, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số được tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới.

Nhận thức được Chương trình DS-KHHGĐ là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ/CSSKSS đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và nâng dần các chỉ tiêu về chất lượng dân số. Thực hiện kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 12%; tiêm chủng mở rộng đạt kết quả, đã loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt và khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em; thực hiện tích cực việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngày càng nâng cao chất lượng khám, chăm sóc thai sản và sinh đẻ an toàn; kết hợp tốt quân - dân y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuyền truyền công tác DSKHHGĐ

Cùng với việc củng cố tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, tập huấn cũng được chú trọng cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước; cán bộ dân số được chuẩn hóa theo quy định, 100% cán bộ dân số cấp huyện, cấp xã được đào tạo nghiệp vụ dân số cơ bản với thời gian 3 tháng. Hàng năm, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số được tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới.

Nhận thức được Chương trình DS-KHHGĐ là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ/CSSKSS đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và nâng dần các chỉ tiêu về chất lượng dân số. Thực hiện kế hoạch về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 12%; tiêm chủng mở rộng đạt kết quả, đã loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt và khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em; thực hiện tích cực việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngày càng nâng cao chất lượng khám, chăm sóc thai sản và sinh đẻ an toàn; kết hợp tốt quân - dân y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông kê công tác DS-KHHGĐ tại cơ quan dân số huyện

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên, có lúc còn chùng xuống; kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc; mức sinh trên địa bàn huyện còn cao; tình trạng mất cân bằng giới tính có dấu hiệu tăng. Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện. Tuổi thọ bình quân tương đối cao nhưng chất lượng tuổi thọ còn thấp. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chỉ số suy dinh dưỡng chậm cải thiện. Việc quản lý dân số chưa đồng bộ, việc lồng ghép chính sách dân số với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội một số nơi chưa chặt chẽ.

Trong thời gian tới, Huyện ủy A Lưới xác định công tác DS-KHHGĐ là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, của mỗi gia đình và mỗi người. Công tác DS-KHHGĐ phải được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. Giải quyết vấn đề DS-KHHGĐ không thể tách rời với việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về thực hiện chiến lược con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Quan tâm đầu tư sâu, rộng hơn nữa trong công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân một cách đầy đủ về dân số, chất lượng dân số, đặc biệt là bảo vệ và chăm sóc đời sống của trẻ em và người phụ nữ trong thời kỳ mới.

Kịp thời củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở, phù hợp với sự chuyển hướng chính sách sang dân số và phát triển. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; tiếp tục duy trì và nhân rộng các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai. Mở rộng mô hình xã, thôn, cụm dân cư không sinh con thứ ba trở lên; phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,4 0/00 /năm.

Để Nghị quyết 47 của Trung ương và Nghị quyết 35 của Tỉnh ủy được phát huy, Huyện ủy A Lưới tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong những năm tới.

 

 

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày