Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được ký giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Số lượt xem 4384Ngày cập nhật 02/07/2019

Chiều ngày 30/6/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Cùng dự buổi lễ có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội. Về phía Liên minh Châu Âu có Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea, bà Cecilia Malmstrom, Cao uỷ Thương mại EU, Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam. Tham dự lễ ký kết còn có Đại sứ các nước thành viên ASEAN tại Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. 

hằm giúp bạn đọc thuận lợi trong việc tìm hiểu về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam; Trang thông tin điện tử Huyện ủy sưu tầm, giới thiệu các mốc thời gian, những lợi ích kinh tế và những thách thức của Việt Nam, trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.

Về các mốc thời gian đàm phán: Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.

Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm: (1)Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời. (2)Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.

Ngày 02/12/2015, tại Brúc-xen, Bỉ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Hai Bên đã khẳng định: “Đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU”.

Ảnh sưu tầm từ VOV

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, nhưng EVFTA có nhiều khác biệt, có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Và khi Việt Nam đạt được một trình độ nhất định, hiệp định này sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh được ở châu Âu, tham gia chuỗi giá trị.

Sự khác biệt của EVFTA với các FTA khác là: EVFTA yêu cầu mở cửa thị trường với gần như 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm thuế quan trong vòng 7 năm. Ngay sau năm 2020, hơn 85% dòng thuế sẽ về 0, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Không chỉ cắt giảm thuế quan, đây là hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... Do đó, EVFTA không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Châu Âu là đối tác quan trọng cả vốn, công nghệ nên tôi tin rằng quan hệ sẽ rất căn bản, quan trọng trong chiến lược của hai bên.

Cùng các FTA khác, như CPTPP, hiệp định này sẽ cộng hưởng, tạo nên sự phát triển mang tính đột biến, nền tảng để hướng tới phát triển, tiến bộ xã hội, giúp chúng ta hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, thể chế. Với EVFTA, vị thế của VN cũng sẽ mạnh lên nhiều, trở thành quốc gia có trách nhiệm...

Những ngành hàng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất: Dù EU chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất (với kim ngạch là 42 tỉ USD) nhưng mức độ tăng trưởng cao (17% năm 2018) và tính tương tác, bổ sung rất lớn, rất rộng nên dư địa cho hợp tác, xuất khẩu là rất có ý nghĩa. Đó là toàn bộ sản phẩm xuất khẩu chính được hưởng ưu đãi thuế, thuận lợi hóa thương mại. Đây đều là ngành mũi nhọn của ta như nông sản: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản... đều hưởng ưu đãi từ năm đầu. Tiếp đó dệt may, da giày, đồ gỗ, tin học và ngành mới như ôtô, hóa dầu sẽ được nhiều ưu đãi các năm tới. Tính toán sơ bộ cho thấy đến năm 2020, nếu thực hiện hiệp định, tăng trưởng xuất khẩu vào châu Âu sẽ đạt mức 20%. Năm 2025 và 2030 có thể tăng trưởng 80%, thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh mẽ. Ngoài ra, là tính cộng hưởng hiệu quả và tiếp cận các thị trường, hoàn thiện thể chế sẽ giúp ta thu hút công nghệ, vốn để tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của các ngành mũi nhọn.

Những lợi ích kinh tế của EVFTA:  Với 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo, EVFTA được coi là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Đặc biệt, với gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế sau một lộ trình ngắn, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các FTA đã được ký kết. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, với khoảng 15,28% vào năm 2020, 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 2,18-3,25% trong giai đoạn 2019-2023, 4,57-5,30% giai đoạn 2024-2028 và 7,07-7,72% giai đoạn 2029-2033.

Ảnh sưu tầm VOV

Những thách thức Việt Nam sẽ đối diện: Đó là sự cạnh tranh khi mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ các nước, trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa. Cách tổ chức, vận dụng làm sao để vượt qua khó khăn là đòi hỏi và yêu cầu mà chương trình hành động cần đặt ra. Ngoài ra, nếu được phê chuẩn, môi trường đầu tư, trước hết cho doanh nghiệp châu Âu, sẽ được cải thiện đáng kể. Cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo hộ sẽ được tổ chức thực hiện sao cho phù hợp luật pháp châu Âu, quốc tế và Việt Nam. Họ sẽ có những điều khoản đảm bảo bảo vệ lợi ích cho họ.

Như vậy, chúng ta đã có quá trình dài hội nhập nên sẽ có nhiều kinh nghiệm, nhất là xây dựng chính sách gắn với phục vụ doanh nghiệp, người dân. Sau khi hiệp định ký kết, Chính phủ sẽ có chương trình hành động tổng thể, toàn diện như cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân, bộ máy nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi, luật hóa cho phù hợp các cam kết đã ký. Quản trị, điều hành luôn có những cải cách để quản lý nhà nước gắn với cam kết hội nhập, hướng vào việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Xây dựng các cơ chế, mô hình liên kết để quản lý nhà nước gắn với doanh nghiệp, người dân, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, điều chỉnh chính sách, đảm bảo mang lại hiệu quả cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

Theo lịch trình, sau khi được ký kết, hai hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu (EP) và nghị viện của 28 nước thành viên bỏ phiếu thông qua./.

BBT
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.878.735
Truy cập hiện tại 124

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được ký giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Số lượt xem 4392Ngày cập nhật 02/07/2019

Chiều ngày 30/6/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Cùng dự buổi lễ có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội. Về phía Liên minh Châu Âu có Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea, bà Cecilia Malmstrom, Cao uỷ Thương mại EU, Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam. Tham dự lễ ký kết còn có Đại sứ các nước thành viên ASEAN tại Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. 

hằm giúp bạn đọc thuận lợi trong việc tìm hiểu về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam; Trang thông tin điện tử Huyện ủy sưu tầm, giới thiệu các mốc thời gian, những lợi ích kinh tế và những thách thức của Việt Nam, trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.

Về các mốc thời gian đàm phán: Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.

Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm: (1)Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời. (2)Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.

Ngày 02/12/2015, tại Brúc-xen, Bỉ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Hai Bên đã khẳng định: “Đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU”.

Ảnh sưu tầm từ VOV

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, nhưng EVFTA có nhiều khác biệt, có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Và khi Việt Nam đạt được một trình độ nhất định, hiệp định này sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh được ở châu Âu, tham gia chuỗi giá trị.

Sự khác biệt của EVFTA với các FTA khác là: EVFTA yêu cầu mở cửa thị trường với gần như 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm thuế quan trong vòng 7 năm. Ngay sau năm 2020, hơn 85% dòng thuế sẽ về 0, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Không chỉ cắt giảm thuế quan, đây là hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... Do đó, EVFTA không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Châu Âu là đối tác quan trọng cả vốn, công nghệ nên tôi tin rằng quan hệ sẽ rất căn bản, quan trọng trong chiến lược của hai bên.

Cùng các FTA khác, như CPTPP, hiệp định này sẽ cộng hưởng, tạo nên sự phát triển mang tính đột biến, nền tảng để hướng tới phát triển, tiến bộ xã hội, giúp chúng ta hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, thể chế. Với EVFTA, vị thế của VN cũng sẽ mạnh lên nhiều, trở thành quốc gia có trách nhiệm...

Những ngành hàng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất: Dù EU chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất (với kim ngạch là 42 tỉ USD) nhưng mức độ tăng trưởng cao (17% năm 2018) và tính tương tác, bổ sung rất lớn, rất rộng nên dư địa cho hợp tác, xuất khẩu là rất có ý nghĩa. Đó là toàn bộ sản phẩm xuất khẩu chính được hưởng ưu đãi thuế, thuận lợi hóa thương mại. Đây đều là ngành mũi nhọn của ta như nông sản: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản... đều hưởng ưu đãi từ năm đầu. Tiếp đó dệt may, da giày, đồ gỗ, tin học và ngành mới như ôtô, hóa dầu sẽ được nhiều ưu đãi các năm tới. Tính toán sơ bộ cho thấy đến năm 2020, nếu thực hiện hiệp định, tăng trưởng xuất khẩu vào châu Âu sẽ đạt mức 20%. Năm 2025 và 2030 có thể tăng trưởng 80%, thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh mẽ. Ngoài ra, là tính cộng hưởng hiệu quả và tiếp cận các thị trường, hoàn thiện thể chế sẽ giúp ta thu hút công nghệ, vốn để tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của các ngành mũi nhọn.

Những lợi ích kinh tế của EVFTA:  Với 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo, EVFTA được coi là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Đặc biệt, với gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế sau một lộ trình ngắn, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các FTA đã được ký kết. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, với khoảng 15,28% vào năm 2020, 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 2,18-3,25% trong giai đoạn 2019-2023, 4,57-5,30% giai đoạn 2024-2028 và 7,07-7,72% giai đoạn 2029-2033.

Ảnh sưu tầm VOV

Những thách thức Việt Nam sẽ đối diện: Đó là sự cạnh tranh khi mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ các nước, trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa. Cách tổ chức, vận dụng làm sao để vượt qua khó khăn là đòi hỏi và yêu cầu mà chương trình hành động cần đặt ra. Ngoài ra, nếu được phê chuẩn, môi trường đầu tư, trước hết cho doanh nghiệp châu Âu, sẽ được cải thiện đáng kể. Cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo hộ sẽ được tổ chức thực hiện sao cho phù hợp luật pháp châu Âu, quốc tế và Việt Nam. Họ sẽ có những điều khoản đảm bảo bảo vệ lợi ích cho họ.

Như vậy, chúng ta đã có quá trình dài hội nhập nên sẽ có nhiều kinh nghiệm, nhất là xây dựng chính sách gắn với phục vụ doanh nghiệp, người dân. Sau khi hiệp định ký kết, Chính phủ sẽ có chương trình hành động tổng thể, toàn diện như cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân, bộ máy nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi, luật hóa cho phù hợp các cam kết đã ký. Quản trị, điều hành luôn có những cải cách để quản lý nhà nước gắn với cam kết hội nhập, hướng vào việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Xây dựng các cơ chế, mô hình liên kết để quản lý nhà nước gắn với doanh nghiệp, người dân, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, điều chỉnh chính sách, đảm bảo mang lại hiệu quả cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

Theo lịch trình, sau khi được ký kết, hai hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu (EP) và nghị viện của 28 nước thành viên bỏ phiếu thông qua./.

BBT
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày