Hội người mù huyện A Lưới phấn đấu vươn lên sau 17 năm thành lập theo tinh thần Chỉ thị 51-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng (khóa VI)
Số lượt xem 4993Ngày cập nhật 25/04/2019

A Lưới một huyện miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về Quốc phòng, An ninh, là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, nhất là chất độc màu da cam được rải trên địa bàn huyện trong thời kỳ chiến tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Những người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường và người con của họ sau khi sinh ra không được lành lặn, bị khuyết tật. Trong đó có nhiều trẻ em sinh ra bị mù lòa, mất đi ánh sáng của đôi mắt, cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, người thân; ít được tiếp xúc với xã hội, sống tự ti mặc cảm và an phận với chính bản thân mình, nhất là các xã ở vùng sâu vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện, tạo mọi điều kiện để Hội người mù hoạt động, các chế độ chính sách đối với người mù luôn được quan tâm đúng mức.

Hội người mù huyện A Lưới, được thành lập theo Quyết định số 330/QĐ-UBND, ngày 23/8/2002 của Ủy ban Nhân dân huyện; lúc mới thành lập Ban Chấp hành Hội lâm thời có 03 người, 04 chi hội, với tổng số 69 hội viên; trong hoạt động Hội gặp nhiều khó khăn như không trụ sở, không kinh phí, không cán bộ sáng, không phương tiện đi lại, cùng với bao nhiêu khó khăn, thử thách ở phía trước,…. Nhưng nghe theo lời Bác Hồ dạy “Tàn mà không phế” cùng với tấm lòng nhiệt tình, Ban Chấp hành Huyện hội đã chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ góp phần sức lực xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Hội ngày càng phát triển, với mục tiêu hành động “Tất cả vì hạnh phúc người mù”đến nay, Hội đã có 19 chi hội với 440 hội viên, trong đó có 105 hội viên là thương bệnh binh, hội viên thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; trên 90% hội viên là người dân tộc thiểu số; Hội đã tổ chức thành công 04 kỳ Đại hội nhiệm kỳ và 01 kỳ Đại hội thành lập lại theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, Ban chấp hành Hội đã chủ động phối hợp với chính quyền các xã, Thị trấn điều tra, khảo sát người mù trên toàn địa bàn, tổ chức tuyên truyền, vận động người mù vào Hội, nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm người mù để tìm biện pháp giúp đỡ, nên số lượng người mù tự nguyện gia nhập vào Hội ngày càng đông.

Trong 17 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Thường vụ Tỉnh hội, của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện cùng với các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội được chú trọng; Ban Chấp hành Hội đã cử 09 cán bộ và 05 hội viên trẻ tham gia các lớp học quản lý nhà nước, quản lý hội, tập huấn nghiệp vụ công tác hội, kế toán, hành chính, công tác chi hội trưởng,….  nhờ vậy hoạt động Hội dần được củng cố và phát triển, hội viên, người mù phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức Hội và coi đây thực sự là mái nhà thứ hai của mình. Về cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, năm 2002 khi mới thành lập, văn phòng Hội được bố trí tại phòng tổ chức, lao động thương binh và xã hội, cuối năm 2003 Văn phòng Hội chuyển về làm việc cùng với mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại Trụ sở UBMTTQVN huyện; từ năm 2005 đến nay, Văn phòng hội chuyển về phòng nông nghiệp cũ làm việc cùng với các hội đặc thù huyện; về kinh phí hoạt động, trong những ngày đầu mới thành lập, chi phí hoạt động Hội chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của xã hội; nhưng từ năm 2002 đến nay, huyện đã quan tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm cho Hội; kinh phí được giao năm sau cao hơn năm trước; năm 2002 kinh phí giao đầu năm 14 triệu đồng, năm 2003 là 24 triệu đồng, nhưng đến năm 2016 là 289 triệu đồng, năm 2017 là 372 triệu đồng, năm 2018 trên 400 triệu đồng; sự hỗ trợ đầy tình thương và trách nhiệm của huyện đã tạo động lực mạnh mẽ giúp Hội vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, các phong trào hoạt động Hội ngày càng khởi sắc.

Công tác phụ nữ mù của Hội luôn được quan tâm, với tỷ lệ nữ chiếm gần 60% trong tổng số 440 người mù toàn huyện; nhằm giúp đỡ chị em phụ nữ mù nâng cao dân trí, có cơ hội vươn lên hòa nhập với cộng đồng, hàng năm BCH Hội đã tổ chức tọa đàm gặp mặt chị em nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10); lồng ghép chương trình câu lạc bộ không sinh con thứ 03, nuôi con khỏe dạy con ngoan, vận động chị em thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, làm kinh tế hộ gia đình, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích làm ăn có hiệu quả; tổ chức các hoạt động gây quỹ để thăm hỏi động viên nhau khi đau ốm, hiếu hỷ; phát động phong trào tham gia cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với giảm nghèo bền vững.

          Bên cạnh sự nỗ lực phát triển Hội, công tác xây dựng Đảng được quan tâm; tháng 6 năm 2014, Chi bộ các hội đặc thù huyện A Lưới được thành lập để lãnh đạo các hội đặc thù trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; đặc biệt là việc quan triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về từng chuyên đề hàng năm; thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và công tác phát triển đảng viên trong Hội người mù; thời gian qua Chi bộ các hội đặc thù huyện đã kết nạp và chuyển chính thức cho 02 đảng viên là cán bộ thuộc Hội.

Công tác lao động sản xuất và chăm lo đời sống người mù được triển khai thực hiện khá tốt; việc hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người mù là một trong những công tác trọng tâm của Hội; trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất để sản xuất nên Hội khuyến khích hội viên sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội quan tâm trong việc phối hợp mở các lớp tập huấn, diễn đàn về chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật. Trong 17 năm qua hội đã phối hợp với trung tâm khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) Huế tổ chức 10 lớp tập huấn, 03 hội thảo và 03 diễn đàn về kỹ năng công tác xã hội, cơ hội việc làm nghề nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, và mở rộng thị trường cho 350 lượt hội viên tham gia. Hội cùng trung tâm KHXHNV Huế thành lập các tổ, nhóm sản xuất ở Thị trấn và xã Hồng Quảng. Thông qua sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ USAID Hội đã phối hợp tổ chức gian hàng thủ công tại Lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa thiên Huế năm 2015, đã xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm chổi đót, bước đầu hỗ trợ nguyên liệu sản xuất cho 15 hội viên. Từ năm 2011 đến nay, Hội đã phối hợp mở 06 lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh cho lợn, gia cầm, làm chổi đót cho 91 hội viên là người mù, người khuyết tật trên địa bàn với tổng kinh phí 360 triệu đồng. Thông qua các lớp truyền nghề, dạy nghề, các cơ sở sản xuất có điều kiện bổ sung nguồn nhân lực, người mù được trang bị kiến thức và tay nghề từ đó tham gia lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

 

Với những hội viên không có đủ điều kiện tham gia tại các tổ nhóm sản xuất, nhưng vẫn cùng gia đình lao động tại nhà như chăn nuôi, trồng trọt, Hội đã hỗ trợ bằng cách cho bà con vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm thông qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện. Trong 17 năm qua hội đã thiết lập, kết nối 12 dự án vốn vay với tổng số tiền  950 triệu đồng, giải quyết cho 112 lượt hội viên vay vốn; nhìn chung các hội viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, trả vốn và lãi đúng kỳ hạn; thông quan việc được vay vốn kinh doanh, sản xuất nhiều gia đình hội viên đã đầu tư vào sản suất chăn nuôi gia súc, bò lợn sinh sản, có nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

          Ngoài những hội viên đã có việc làm, vẫn còn rất nhiều hội viên không còn khả năng lao động, đang phải sống phụ thuộc gia đình và trợ cấp của Nhà nước. Hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn huyện, bằng nhiều hình thức vận động chăm sóc động viên tinh thần và hỗ trợ về vật chất cho hội viên. Trong 17 năm qua hội đã vận động tặng cho hội viên với tổng số 6.970 suất quà trị giá 1.391.000.000 đồng. Ngoài ra, Hội còn đề nghị với phòng lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí và chế độ bảo trợ xã hội theo nghị định 28 của Chính phủ cho những hội viên đủ tiêu chuẩn. Kết quả đến nay đã có 1.900 lượt hội viên được khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí, có 213 hội viên được hưởng bảo trợ xã hội, có 326 hội viên được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, hàng năm Hội rà soát hội viên có nhà ở dột nát, xuống cấp đề nghị UBMT cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở kịp thời, tính đến nay UBMTTQ và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đã hỗ trợ xây mới 138 nhà và  sửa chữa 53  nhà cho hội viên với tổng kinh phí trên 2 tỷ 844 triệu đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ 160 lượt hội viên thuộc hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn bò giống, dê, cây, con giống, hỗ trợ kinh phí làm chuồng trại trị giá 805 triệu đồng. Nhằm tạo việc làm cho người mù trong độ tuổi lao động, ngày 20/4/2018 hội đã tổ chức thành công Đại hội HTX, hiện tại HTX thuộc hội có 19 xã viên. Thực hiện chủ trương của UBND huyện về triển khai kế hoạch tiêu thụ tăm tre, chổi đót của hội, từ năm 2014 đến nay được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo, hội đã phối hợp với các trường học trên địa bàn vận động cán bộ, giáo viên và học sinh tiêu thụ tăm tre, chổi đót của người mù; số lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước.

Qua 17 năm được thành lập và đi vào hoạt động, thời gian chưa phải là dài nhưng đối với Hội người mù huyện A Lưới là cả một chặng đường phấn đấu đầy gian khổ, thử thách, từng bước vươn lên và trưởng thành. Những kết quả đạt được trong hoạt động của Hội đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ghi nhận, tổ chức Hội và người mù ngày càng được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương quan tâm giúp đỡ, chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, cái được lớn nhất là Hội và người mù đã xóa bỏ được mặc cảm tự ty, biết phát huy khả năng còn lại của mình để sống, học tập, làm việc, vươn lên hòa nhập gia đình và xã hội.

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.885.979
Truy cập hiện tại 3.407

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Hội người mù huyện A Lưới phấn đấu vươn lên sau 17 năm thành lập theo tinh thần Chỉ thị 51-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng (khóa VI)
Số lượt xem 5001Ngày cập nhật 25/04/2019

A Lưới một huyện miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về Quốc phòng, An ninh, là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, nhất là chất độc màu da cam được rải trên địa bàn huyện trong thời kỳ chiến tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Những người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường và người con của họ sau khi sinh ra không được lành lặn, bị khuyết tật. Trong đó có nhiều trẻ em sinh ra bị mù lòa, mất đi ánh sáng của đôi mắt, cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, người thân; ít được tiếp xúc với xã hội, sống tự ti mặc cảm và an phận với chính bản thân mình, nhất là các xã ở vùng sâu vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện, tạo mọi điều kiện để Hội người mù hoạt động, các chế độ chính sách đối với người mù luôn được quan tâm đúng mức.

Hội người mù huyện A Lưới, được thành lập theo Quyết định số 330/QĐ-UBND, ngày 23/8/2002 của Ủy ban Nhân dân huyện; lúc mới thành lập Ban Chấp hành Hội lâm thời có 03 người, 04 chi hội, với tổng số 69 hội viên; trong hoạt động Hội gặp nhiều khó khăn như không trụ sở, không kinh phí, không cán bộ sáng, không phương tiện đi lại, cùng với bao nhiêu khó khăn, thử thách ở phía trước,…. Nhưng nghe theo lời Bác Hồ dạy “Tàn mà không phế” cùng với tấm lòng nhiệt tình, Ban Chấp hành Huyện hội đã chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ góp phần sức lực xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Hội ngày càng phát triển, với mục tiêu hành động “Tất cả vì hạnh phúc người mù”đến nay, Hội đã có 19 chi hội với 440 hội viên, trong đó có 105 hội viên là thương bệnh binh, hội viên thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; trên 90% hội viên là người dân tộc thiểu số; Hội đã tổ chức thành công 04 kỳ Đại hội nhiệm kỳ và 01 kỳ Đại hội thành lập lại theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, Ban chấp hành Hội đã chủ động phối hợp với chính quyền các xã, Thị trấn điều tra, khảo sát người mù trên toàn địa bàn, tổ chức tuyên truyền, vận động người mù vào Hội, nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm người mù để tìm biện pháp giúp đỡ, nên số lượng người mù tự nguyện gia nhập vào Hội ngày càng đông.

Trong 17 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Thường vụ Tỉnh hội, của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện cùng với các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội được chú trọng; Ban Chấp hành Hội đã cử 09 cán bộ và 05 hội viên trẻ tham gia các lớp học quản lý nhà nước, quản lý hội, tập huấn nghiệp vụ công tác hội, kế toán, hành chính, công tác chi hội trưởng,….  nhờ vậy hoạt động Hội dần được củng cố và phát triển, hội viên, người mù phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức Hội và coi đây thực sự là mái nhà thứ hai của mình. Về cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, năm 2002 khi mới thành lập, văn phòng Hội được bố trí tại phòng tổ chức, lao động thương binh và xã hội, cuối năm 2003 Văn phòng Hội chuyển về làm việc cùng với mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại Trụ sở UBMTTQVN huyện; từ năm 2005 đến nay, Văn phòng hội chuyển về phòng nông nghiệp cũ làm việc cùng với các hội đặc thù huyện; về kinh phí hoạt động, trong những ngày đầu mới thành lập, chi phí hoạt động Hội chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của xã hội; nhưng từ năm 2002 đến nay, huyện đã quan tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm cho Hội; kinh phí được giao năm sau cao hơn năm trước; năm 2002 kinh phí giao đầu năm 14 triệu đồng, năm 2003 là 24 triệu đồng, nhưng đến năm 2016 là 289 triệu đồng, năm 2017 là 372 triệu đồng, năm 2018 trên 400 triệu đồng; sự hỗ trợ đầy tình thương và trách nhiệm của huyện đã tạo động lực mạnh mẽ giúp Hội vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, các phong trào hoạt động Hội ngày càng khởi sắc.

Công tác phụ nữ mù của Hội luôn được quan tâm, với tỷ lệ nữ chiếm gần 60% trong tổng số 440 người mù toàn huyện; nhằm giúp đỡ chị em phụ nữ mù nâng cao dân trí, có cơ hội vươn lên hòa nhập với cộng đồng, hàng năm BCH Hội đã tổ chức tọa đàm gặp mặt chị em nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10); lồng ghép chương trình câu lạc bộ không sinh con thứ 03, nuôi con khỏe dạy con ngoan, vận động chị em thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, làm kinh tế hộ gia đình, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích làm ăn có hiệu quả; tổ chức các hoạt động gây quỹ để thăm hỏi động viên nhau khi đau ốm, hiếu hỷ; phát động phong trào tham gia cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với giảm nghèo bền vững.

          Bên cạnh sự nỗ lực phát triển Hội, công tác xây dựng Đảng được quan tâm; tháng 6 năm 2014, Chi bộ các hội đặc thù huyện A Lưới được thành lập để lãnh đạo các hội đặc thù trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; đặc biệt là việc quan triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về từng chuyên đề hàng năm; thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và công tác phát triển đảng viên trong Hội người mù; thời gian qua Chi bộ các hội đặc thù huyện đã kết nạp và chuyển chính thức cho 02 đảng viên là cán bộ thuộc Hội.

Công tác lao động sản xuất và chăm lo đời sống người mù được triển khai thực hiện khá tốt; việc hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người mù là một trong những công tác trọng tâm của Hội; trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất để sản xuất nên Hội khuyến khích hội viên sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội quan tâm trong việc phối hợp mở các lớp tập huấn, diễn đàn về chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật. Trong 17 năm qua hội đã phối hợp với trung tâm khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) Huế tổ chức 10 lớp tập huấn, 03 hội thảo và 03 diễn đàn về kỹ năng công tác xã hội, cơ hội việc làm nghề nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, và mở rộng thị trường cho 350 lượt hội viên tham gia. Hội cùng trung tâm KHXHNV Huế thành lập các tổ, nhóm sản xuất ở Thị trấn và xã Hồng Quảng. Thông qua sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ USAID Hội đã phối hợp tổ chức gian hàng thủ công tại Lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa thiên Huế năm 2015, đã xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm chổi đót, bước đầu hỗ trợ nguyên liệu sản xuất cho 15 hội viên. Từ năm 2011 đến nay, Hội đã phối hợp mở 06 lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh cho lợn, gia cầm, làm chổi đót cho 91 hội viên là người mù, người khuyết tật trên địa bàn với tổng kinh phí 360 triệu đồng. Thông qua các lớp truyền nghề, dạy nghề, các cơ sở sản xuất có điều kiện bổ sung nguồn nhân lực, người mù được trang bị kiến thức và tay nghề từ đó tham gia lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

 

Với những hội viên không có đủ điều kiện tham gia tại các tổ nhóm sản xuất, nhưng vẫn cùng gia đình lao động tại nhà như chăn nuôi, trồng trọt, Hội đã hỗ trợ bằng cách cho bà con vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm thông qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện. Trong 17 năm qua hội đã thiết lập, kết nối 12 dự án vốn vay với tổng số tiền  950 triệu đồng, giải quyết cho 112 lượt hội viên vay vốn; nhìn chung các hội viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, trả vốn và lãi đúng kỳ hạn; thông quan việc được vay vốn kinh doanh, sản xuất nhiều gia đình hội viên đã đầu tư vào sản suất chăn nuôi gia súc, bò lợn sinh sản, có nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

          Ngoài những hội viên đã có việc làm, vẫn còn rất nhiều hội viên không còn khả năng lao động, đang phải sống phụ thuộc gia đình và trợ cấp của Nhà nước. Hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn huyện, bằng nhiều hình thức vận động chăm sóc động viên tinh thần và hỗ trợ về vật chất cho hội viên. Trong 17 năm qua hội đã vận động tặng cho hội viên với tổng số 6.970 suất quà trị giá 1.391.000.000 đồng. Ngoài ra, Hội còn đề nghị với phòng lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí và chế độ bảo trợ xã hội theo nghị định 28 của Chính phủ cho những hội viên đủ tiêu chuẩn. Kết quả đến nay đã có 1.900 lượt hội viên được khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí, có 213 hội viên được hưởng bảo trợ xã hội, có 326 hội viên được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, hàng năm Hội rà soát hội viên có nhà ở dột nát, xuống cấp đề nghị UBMT cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở kịp thời, tính đến nay UBMTTQ và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đã hỗ trợ xây mới 138 nhà và  sửa chữa 53  nhà cho hội viên với tổng kinh phí trên 2 tỷ 844 triệu đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ 160 lượt hội viên thuộc hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn bò giống, dê, cây, con giống, hỗ trợ kinh phí làm chuồng trại trị giá 805 triệu đồng. Nhằm tạo việc làm cho người mù trong độ tuổi lao động, ngày 20/4/2018 hội đã tổ chức thành công Đại hội HTX, hiện tại HTX thuộc hội có 19 xã viên. Thực hiện chủ trương của UBND huyện về triển khai kế hoạch tiêu thụ tăm tre, chổi đót của hội, từ năm 2014 đến nay được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo, hội đã phối hợp với các trường học trên địa bàn vận động cán bộ, giáo viên và học sinh tiêu thụ tăm tre, chổi đót của người mù; số lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước.

Qua 17 năm được thành lập và đi vào hoạt động, thời gian chưa phải là dài nhưng đối với Hội người mù huyện A Lưới là cả một chặng đường phấn đấu đầy gian khổ, thử thách, từng bước vươn lên và trưởng thành. Những kết quả đạt được trong hoạt động của Hội đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ghi nhận, tổ chức Hội và người mù ngày càng được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương quan tâm giúp đỡ, chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, cái được lớn nhất là Hội và người mù đã xóa bỏ được mặc cảm tự ty, biết phát huy khả năng còn lại của mình để sống, học tập, làm việc, vươn lên hòa nhập gia đình và xã hội.

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày