Vấn đề đoàn kết trong Di chúc của Bác
Số lượt xem 13402Ngày cập nhật 07/10/2018
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Tư liệu

Bản Di chúc với những giá trị tuyệt vời đã để lại cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam những bài học quý báu, những định hướng hành động quan trọng trong sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 6 vấn đề lớn đề cập trong Di chúc, Người đặc biệt chú trọng vấn đề đoàn kết và nhắc nhở rất nhiều lần.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Người khẳng định: Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Đoàn kết là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ” mà “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Đoàn kết là nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Trong bản Di chúc chỉ dài trên 1.000 chữ Bác 8 lần nhắc đến từ “đoàn kết”, đủ để khẳng định điều tâm huyết nhất của Bác là việc giữ gìn, phát huy đoàn kết – nhân tố quan trọng nhất trong mọi yếu tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bác căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định rằng: “Bác Hồ đã khẳng định đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng và Nhân dân ta. Điều đó xuất phát từ 4 lý do. Thứ nhất, Người hiểu về sức mạnh của đoàn kết, nếu không có đoàn kết thì nội bộ sẽ chia rẽ, không tạo ra sự nhất trí. Thứ hai, Người hiểu rõ truyền thống của dân tộc ta, để chống được giặc ngoại xâm là nhờ sự đoàn kết, nhờ sự góp sức và đồng lòng với Nhân dân. Thứ ba, Người xem đoàn kết như con ngươi của mắt mình, là định hướng để hành động có hiệu quả. Và thứ tư, Người nhận thấy tác hại của sự thiếu vắng tinh thần đoàn kết. Đó là lý do mà Người đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết trong nội bộ”. Bằng chính tấm gương sáng của mình, Chủ tịch Hồ chí Minh đã khẳng định tình cảm giai cấp và đồng chí trong Đảng. Người yêu cầu, trong Đảng “Phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau”.  

 Ngoài vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng, Hồ Chủ tịch còn nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nguyên lý là Đảng muốn giữ gìn đoàn kết thì phải tạo sự đồng thuận trong Nhân dân trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Trong Di chúc, Người dặn dò muốn đoàn kết dân tộc, Đảng ta phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, phải tạo được niềm tin vững chắc trong lòng dân. Bởi vì so với Nhân dân thì số lượng đảng viên chỉ là thiểu số. Nếu không có Nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết: “Dễ mười lần không dân cũng chịu / Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Đảng lãnh đạo, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đoàn kết tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân thành lực lượng cách mạng to lớn. Bác Hồ nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Bởi vậy, đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược, là yêu cầu khách quan của cách mạng, là chân lý của thời đại.

Trước lúc đi xa, Bác viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Bác đặt hai chữ “toàn Đảng” đứng trước cụm từ “Nhân dân” để nói về đoàn kết. Theo Bác, muốn tạo sự đoàn kết trong Nhân dân, trước hết phải tạo sự đoàn kết trong Đảng, phải có sự nhất trí cao trong Đảng mới có thể tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân. Muốn đoàn kết thì Đảng cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ hơn, đi trước và lo trước việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng : “Trong bối cảnh thực tế hiện nay, sở dĩ người dân, nhất là ở bộ phận thanh niên giảm lòng tin vào Đảng chính là do sự thiếu đoàn kết trong nội bộ Đảng. Vì thế, đoàn kết cần phải đi đôi với hành động. Bản thân tôi đã từng nghiên cứu, trên thực tế, ngay trong lịch sử nội bộ cấp cao của Đảng ta cũng có lúc thiếu sự nhất trí, đồng thuận”. Thực tế đó tuy không phải là phổ biến, nhưng đấy là vấn đề đáng quan ngại cần hết sức quan tâm trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Phan Công Tuyên - Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế
       
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.948.347
Truy cập hiện tại 857

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Vấn đề đoàn kết trong Di chúc của Bác
Số lượt xem 13410Ngày cập nhật 07/10/2018
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Tư liệu

Bản Di chúc với những giá trị tuyệt vời đã để lại cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam những bài học quý báu, những định hướng hành động quan trọng trong sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 6 vấn đề lớn đề cập trong Di chúc, Người đặc biệt chú trọng vấn đề đoàn kết và nhắc nhở rất nhiều lần.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Người khẳng định: Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Đoàn kết là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ” mà “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Đoàn kết là nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Trong bản Di chúc chỉ dài trên 1.000 chữ Bác 8 lần nhắc đến từ “đoàn kết”, đủ để khẳng định điều tâm huyết nhất của Bác là việc giữ gìn, phát huy đoàn kết – nhân tố quan trọng nhất trong mọi yếu tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bác căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định rằng: “Bác Hồ đã khẳng định đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng và Nhân dân ta. Điều đó xuất phát từ 4 lý do. Thứ nhất, Người hiểu về sức mạnh của đoàn kết, nếu không có đoàn kết thì nội bộ sẽ chia rẽ, không tạo ra sự nhất trí. Thứ hai, Người hiểu rõ truyền thống của dân tộc ta, để chống được giặc ngoại xâm là nhờ sự đoàn kết, nhờ sự góp sức và đồng lòng với Nhân dân. Thứ ba, Người xem đoàn kết như con ngươi của mắt mình, là định hướng để hành động có hiệu quả. Và thứ tư, Người nhận thấy tác hại của sự thiếu vắng tinh thần đoàn kết. Đó là lý do mà Người đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết trong nội bộ”. Bằng chính tấm gương sáng của mình, Chủ tịch Hồ chí Minh đã khẳng định tình cảm giai cấp và đồng chí trong Đảng. Người yêu cầu, trong Đảng “Phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau”.  

 Ngoài vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng, Hồ Chủ tịch còn nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nguyên lý là Đảng muốn giữ gìn đoàn kết thì phải tạo sự đồng thuận trong Nhân dân trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Trong Di chúc, Người dặn dò muốn đoàn kết dân tộc, Đảng ta phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, phải tạo được niềm tin vững chắc trong lòng dân. Bởi vì so với Nhân dân thì số lượng đảng viên chỉ là thiểu số. Nếu không có Nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết: “Dễ mười lần không dân cũng chịu / Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Đảng lãnh đạo, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đoàn kết tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân thành lực lượng cách mạng to lớn. Bác Hồ nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Bởi vậy, đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược, là yêu cầu khách quan của cách mạng, là chân lý của thời đại.

Trước lúc đi xa, Bác viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Bác đặt hai chữ “toàn Đảng” đứng trước cụm từ “Nhân dân” để nói về đoàn kết. Theo Bác, muốn tạo sự đoàn kết trong Nhân dân, trước hết phải tạo sự đoàn kết trong Đảng, phải có sự nhất trí cao trong Đảng mới có thể tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân. Muốn đoàn kết thì Đảng cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ hơn, đi trước và lo trước việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng : “Trong bối cảnh thực tế hiện nay, sở dĩ người dân, nhất là ở bộ phận thanh niên giảm lòng tin vào Đảng chính là do sự thiếu đoàn kết trong nội bộ Đảng. Vì thế, đoàn kết cần phải đi đôi với hành động. Bản thân tôi đã từng nghiên cứu, trên thực tế, ngay trong lịch sử nội bộ cấp cao của Đảng ta cũng có lúc thiếu sự nhất trí, đồng thuận”. Thực tế đó tuy không phải là phổ biến, nhưng đấy là vấn đề đáng quan ngại cần hết sức quan tâm trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Phan Công Tuyên - Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế
       
Xem tin theo ngày