Nâng cao chất lượng “soạn, giảng dạy lý luận chinh trị bằng giáo án điện tử” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện A Lưới
Số lượt xem 14851Ngày cập nhật 07/10/2018

1. Sự cần thiết trong

Như chúng ta đã biết, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng không ngừng đổi mơi phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu.

Lực lượng làm công tác giảng dạy không chỉ biết giảng theo lối truyền thống là dùng phấn, bảng mà phải biết sử dụng công nghệ thông tin để khai thác những tiện ích của nó, phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một hiệu quả hơn, đó là việc sử dụng, giảng dạy bằng giáo án điện tử là tất yếu khách quan.

Giáo án điện tử, về mặt kỹ thuật là kế hoạch giảng dạy được biên soạn trên phần mềm Power Point với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác như máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector ….,còn về mặt sư phạm thì giáo án điện tử là một phương pháp dạy học, trong đó giảng viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập.

Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lý luận chính trị là hếtsức cần thiết, giúp học viên không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp cho học viên; giúp học viên nắm vững các kiến thức đã học để áp dụng trong thực tiễn, phục vụ công tác địa phương ngày càng đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong tình hình mới.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất coi trọng, đổi mới phương pháp dạy học có sựhỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đãkhẳng định: “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảođiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học viên…”

 Trong chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo (2011-2020) của Đảng và Nhànước cũng đã nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sáchgiáo khoa điện tử...”

Nhận thức rỏ tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tronggiảng dạy lý luận chính trị. Trung tâm BDCT huyện đã thực hiện đổimới phương pháp giảng dạy kết hợp giáo án điện tử

2. Thực trạng việc áp dụng soạn, giảng bằng giáo án điện tử ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện A Lưới.

Những năm qua, đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị ( TTBDCT ) huyện, đã từng bước soạn, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, nhất là giảng dạy lớp Sơ cấp Lý luận chính trị, Đảng viên mới, kết nạp đảng và các chuyên đề thuộc Trung tâm mở, được thể hiện qua một số ưu điểm đó là:

Thứ nhất, dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo từng tiết dạy phù hợp với điều kiện và trình độ nhận thức của từng lớp học; có thể in bài giảng cho học viên nếu học viên yêu cầu. Việc cập nhật, bổ sung kiến thức cũng được thực hiện dễ dàng, thuận tiện.

Thứ hai, giảng viên có thể thực hiện liên kết các kiến thức của bài giảng một cách nhanh chóng bằng cách quay lại slide đã được trình chiếu trước đó.

- Thứ ba, giảng viên có thể trình chiếu được hình ảnh trực quan sinh động, phim tài liệu, các bảng, biểu (nhất là khi cần phải so sánh), sơ đồ động, mô hình, … giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ theo dõi.

- Thứ tư, mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử, giảng viên đã chuyển tải được một lượng kiến thức nhiều hơn, do giảng viên không phải mất nhiều thời gian viết và xóa bảng.

Thứ năm, giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng bằng cách phóng lớn nội dung bài giảng, sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, sống động.

Thứ sau, hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực. Ví dụ: khi thực hiện phương pháp sàng lọc, sau khi học viên sàng lọc, giảng viên phân tích xong, trình chiếu kết luận trên slide đã được chuẩn bị trước một cách nhanh chóng, đỡ tốn thời gian.

- Thứ bảy,mỗi slide được đánh số trang, làm cho giảng viên điều chĩnh thời gian giảng bài một cách hợp lý.

Đ/c Nguyễn Tân - Phó Chủ tịch HĐND huyện giải đáp thắc mắc của học viên tại buổi thảo luận chiều ngày 01/3/2017

Tuy nhiên, trong quá trình soạn, giảng dạy bằng giáo án điện tử vẫn còn bọc lộ một số hạn chế, bất cập đó là:

- Thứ nhất, kỹ năng sử dụng các công nghệ, phương tiện hiện đại, nhiều giảng viên vẫn còn lúng túngkhi gặp sự cố về máy tín,hoặc khi mất điện. Đa số giảng viên chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là “tự mò mẫm” hoặc “học chuyền tay” và sử dụng theo thói quen.

- Thứ hai, Xây dựng một bài giảng điện tử tốn nhiều thời gian, phải đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm tư liệu, số liệu, phim ảnh,.., một số giảng viên chọn các hiệu ứng của các slide chưa phù hợp với nội dung của từng bài. ( thiết kế slide quá nhiều chữ, do đó cỡ chữ quá nhỏ hoặc chọn màu chữ và màu nền chưa phù hợp ) học viên khó theo dõi và dễ bị ức chế.

- Thứ ba, giảng viên điều khiển trang trình chiếu nhanh quá, học viên chưa kịp tiếp nhận thì các chữ và hình ảnh trên màn hình đã biến mất, dẫn đến học viên khó tiếp thu bài và không kịp ghi chép.

- Thứ tư, giảng viên dễ lạm dụng việc trình chiếu các kiến thức mà ít phân tích, giảng giải, gây nhàm chán cho học viên.....

Như vậy, giảng dạy bằng giáo án điện tử có những mặt ưu điểm và hạn chế, bất cập nhất định. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để phát huy những mặt ưu điểm và hạn chế những bất cập trong giảng dạy bằng giáo án điện tử

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng Giáo án điện tử ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện A Lưới, thiết nghĩ có 2 vấn đề cần quan tâm nhất đó là: Chuẩn bị giáo án thật khoa họcthì chú ý phương pháp soạn giáo án. Đây là nội dung quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm. Do vậy, công việc soạn giảng phải được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định, có cải tiến, phù hợp với từng đối tượng và từng loại lớp sẽ đạt yêu cầu bài giảng trên 60%; còn là lại phần thể hiện khi giảng viên giảng bài.

PGS.TS Ngô Văn Minh - Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Tín ngưỡng Học viện chính trị khu vực III Đà Nẵng, trình bày ngày 28/5/2018

Bài viết chỉ giới hạn một số giảipháp khi soạn, giảng bằng giáo án điện tử như sau:

3.1. Phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính hiệuquả hơn hẳn của việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.

Thứ nhất, soạngiáo án điện tử trong giảng dạy là một việc làm thể hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến của những người dạy, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tận dụng được tối đa tính ưu việt của nó ( thời gian, hình ảnh, vi deo.. ), nhằm cung cấp thông tin cho người học, tạo sự hấp dẫn của của bài giảng.

Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý.

Thứ hai, bài giảng không giống bài thuyết trình hay bài báo cáo để trình bày trước hội nghị, hội thảo và đối tượng dạy học lại hoàn toàn không giống như các đối tượng hội nghị, hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng bằng giáo án điện tử không chỉ đảm bảo nội dung mang tính khoa học mà còn phải thể hiện rõ tính sư phạm, tâm sinh lý học viên, tính thẩm mỹ của trang trình chiếu. Do vậy, giảng viên phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng phần mềm, đồng thời cần phải có kiến thức sư phạm, kiến thức về lý luận dạy học và về các phương pháp dạy học tích cực.

Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạmdụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý.Cũng không nên quan niệm rằng: trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, nhưng cuối cùng học viên chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được những kiến thức cơ bản của bài giảng.

3.2.  Lựa chọn nội dung bài giảng hoặc phần bài giảng phù hợp với giáo án điện tử.

Tất cả các bài giảng đều có thể soạn dưới dạng giáo án điện tử nếu giảng viên sử dụng trình chiếu để thay thế bảng, phấn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải soạn dưới dạng giáo án điện tử cho tất cả các nội dung mà có thể lựa chọn những nội dung phù hợp. 

Không nên có quan điểm trình chiếu tất cả những nội dung của bài giảng lên Slide, khiến học viên chỉ chăm chú "nhìn - chép" mà phải lựa chọn những nội dung phù hợp. Đó là những tiêu mục, dưới tiêu mục là những từ, cụm từ mang tính khái quát cao - những từ "chìa khóa" (trừ định nghĩa, khái niệm) hoặc các hình ảnh minh họa, các bảng biểu để so sánh, các sơ đồ,…nhằm làm rõ nội dung trọng tâm, các tiểu kết và nhất là kết luận của bài.

* Ví dụ: Khi giảng phần a. Sự đời của chủ nghĩa Mác- Lênin- đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng thế giới trong phần 1 của mục I bài 1 chương trình Đảng viên mới, chúng ta trình bày trên slide những nội dung sau:

I. Chủ nghĩa Mác- Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản

1. Chủ nghĩa Mác- Lênin là thành tựu trí tuệ của loài người.

a. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác- Lênin- đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Thế giới.

- Tiền đề kinh tế.

- Tiền đề chính trị- xã hội.

- Tiền đề khoa học lý luận.

3.3. Lập dàn ý trình bày và liên kết hợp lý các Slide nội dung bài giảng

Đây là vấn đề quan trọng nhất, thành công trong giảng dạy. Do đó, giảng viên khi soạn phải hình dung ra trên bản thảo bao gồm: phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Các câu hỏi, hoạt động kích thích tư duy, suy nghĩ của học viên. Các hình ảnh , âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học viên thực hiện hoạt động học tập.

Trước hết, giảng viên trình bày phần kiến thức cốt lõi, để học viên theo dõi, ghi chép.

Các hoạt động học tập và bài tập có thể thực hiện sau khi đã diễn giảng phần kiến thức hoặc làm song song với phần giảng.

* Ví dụ:

Slide1: Cương lĩnh là gì? (nhằm kích thích tư duy suy nghĩ của học viên, có thể hỏi một vài học viên để xem thử họ hiểu nội dung nầy như thế nào)

Slide2: Cô đọng phần khái niệm của cương lĩnh minh họa bằng sơ đồ (trình bày chậm có giải thích để học viên tự ghi)

Slide3: Trình bày rõ khái niệm cương lĩnh (để học viên theo dõi đối chiếu)

Trong lúc hình thành dàn ý bài soạn dưới dạng các Slide cần chú ý mối liên hệ hữu cơ về nội dung các chữ và hình ảnh giữa các slide.

3.4. Lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, phân dòng ( đoạn ) cho các Slide bài giảng

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm, phòng học rộng, lượng học viên đông, nên việc lựa màu chữ, màu nền và phông chữ, cỡ chữlà rất cần thiết.

Nên sử dụng các phông chữ phổ biến, đơn giản, rõ ràng, ( times New Roman hoặc Arial ) không nên chọn các phông chữ quá cầu kỳ.

Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ, đối với các lớp học có số lượng tương đối đông, nên sử dụng cỡ chữ 28 trở lên thì cuối giảng đường mới có thể đọc được.

Chọn màu chữ phù hợp với màu nền của các Slide, tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi của người học.

Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học viên có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp để xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học viên sẽ dễ hiểu và dễ ghi chép hơn

4. Sử dụng hợp lý hình ảnh, âm thanh, các đoạn video, lập sơ đồ, bảng biểu trong các Slide bài giảng

Các tư liệu như hình ảnh, video hoặc các sơ đồ, bảng biểu gắn với nội dung bài giảng, có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet, các đĩa CD, DVD hoặc sao chụp từ sách, báo… Tuy nhiên, hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà người học cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Vì thế giảng viên cần hết sức thận trọng và chọn lọc những hình ảnh,những đoạn phim tư liệu minh họa có nguồn gốc rõ ràng, chính thống, phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học viên.

Nên lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu nói trên một cách khoa học để có thể sử dụng lâu dài cho các bài soạn khác.

Những nội dung bài giảng phù hợp nên sơ đồ hóa hoặc thể hiện dưới dạng bảng biểu, khả năng hiệu quả ghi nhớ cho học viên rất cao.

5. Trong giảng dạy bằng giáo án điện tử các giảng viên cần phải:

5.1. Cần nắm được kỹ năng sử dụng và khắc phục sự cố trình chiếu

Khi giảng bài bằng giáo án điện tử, giảng viên có thể gặp phải những sự cố nhất định xuất phát từ một số nguyên nhân như: sự không tương thích giữa máy tính và Projector; thiết đặt chế độ trình chiếu không đúng, góc chiếu, tiêu cự không hợp lý… Vì vậy, trước khi tiến hành giảng dạy bằng giáo án điện tử, cần phải được người có chuyên môn hướng dẫn cụ thể về kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc và cách khắc phục các sự cố thông thường, biết chủ động, linh hoạt xử lý trong mọi tình huống, nhất là khi mất điện.

5.2. Trong bài giảng, giảng viên có thể sử dụng các phương pháp một các linh hoạt vàhoàn toàn làm chủ bài giảng.

Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực khác nhau, song phương pháp thuyết trình vẫn là chủ đạo. Muốn vậy, người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Đồng thời, trong một bài giảng, tránh sử dụng một phương pháp giảng dạy tích cực nào đó, dễ gây nhàm chán, thậm chí, gây ức chế cho học viên; giảng viên phải biết kếthợp linh hoạt giữa việc thuyết trình với việc trình chiếu các slide, sao cho nhịp nhàng, tránh tình trạng thuyết trình xong cả một phần rồi mới trình chiếu.

Phân bổ thời gian hợp lý, tránh đứng che màn hình đang trình chiếu, hoặc quá chú tâm vào việc trình chiếu mà không giao tiếp với học viên.

Phải hoàn toàn làm chủ bài giảng, sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên, hướng học viên thảo luận những nội dung trọng tâm của bài giảng.

Giảng viên sau mỗi buổi dạy, nên dành ít thời gian để lắng nghe ý kiến đóng góp của học viên,  tự rút kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện bài giảng, phương pháp giảng dạy của mình.

Để áp dụng việc soạn, dạy học lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại Trungtâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, chúng tôi xin đề xuất với lãnh đạo các cấp một số vấn đề sau đây:

- Đối với giảng viên chuyên trách ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị, phải gương mẫu thực hiện việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thành thạo và có chất lượng.Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

- Đối với các đồng chí giảng viên kiêm chức, nên mạnh dạn ứng dụng công nghệthông tin vào bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luậnchính trị cho huyện nhà.

- Lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện về kinh phí để trang bị phương tiện, công cụnhư máy tính, máy chiếu, máy ảnh… để giảng viên thực hiện tốt việc biên soạn, giảng bày đạt hiệu quả.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường chính trị Tỉnh có chương trình tập huấn, hội thi, hội thảo hằng năm cho giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy tại các Trung Tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện. Chắc chắn chất lượng giảng dạy lý luận chính trị sẽ không ngừng nâng cao đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cơ sở ở các địa phương hiện nay./.

Dương Đức Vương - TT BDCT huyện
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.878.199
Truy cập hiện tại 2.565

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Nâng cao chất lượng “soạn, giảng dạy lý luận chinh trị bằng giáo án điện tử” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện A Lưới
Số lượt xem 14859Ngày cập nhật 07/10/2018

1. Sự cần thiết trong

Như chúng ta đã biết, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng không ngừng đổi mơi phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu.

Lực lượng làm công tác giảng dạy không chỉ biết giảng theo lối truyền thống là dùng phấn, bảng mà phải biết sử dụng công nghệ thông tin để khai thác những tiện ích của nó, phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một hiệu quả hơn, đó là việc sử dụng, giảng dạy bằng giáo án điện tử là tất yếu khách quan.

Giáo án điện tử, về mặt kỹ thuật là kế hoạch giảng dạy được biên soạn trên phần mềm Power Point với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác như máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector ….,còn về mặt sư phạm thì giáo án điện tử là một phương pháp dạy học, trong đó giảng viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập.

Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lý luận chính trị là hếtsức cần thiết, giúp học viên không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp cho học viên; giúp học viên nắm vững các kiến thức đã học để áp dụng trong thực tiễn, phục vụ công tác địa phương ngày càng đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong tình hình mới.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất coi trọng, đổi mới phương pháp dạy học có sựhỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đãkhẳng định: “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảođiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học viên…”

 Trong chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo (2011-2020) của Đảng và Nhànước cũng đã nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sáchgiáo khoa điện tử...”

Nhận thức rỏ tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tronggiảng dạy lý luận chính trị. Trung tâm BDCT huyện đã thực hiện đổimới phương pháp giảng dạy kết hợp giáo án điện tử

2. Thực trạng việc áp dụng soạn, giảng bằng giáo án điện tử ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện A Lưới.

Những năm qua, đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị ( TTBDCT ) huyện, đã từng bước soạn, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, nhất là giảng dạy lớp Sơ cấp Lý luận chính trị, Đảng viên mới, kết nạp đảng và các chuyên đề thuộc Trung tâm mở, được thể hiện qua một số ưu điểm đó là:

Thứ nhất, dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo từng tiết dạy phù hợp với điều kiện và trình độ nhận thức của từng lớp học; có thể in bài giảng cho học viên nếu học viên yêu cầu. Việc cập nhật, bổ sung kiến thức cũng được thực hiện dễ dàng, thuận tiện.

Thứ hai, giảng viên có thể thực hiện liên kết các kiến thức của bài giảng một cách nhanh chóng bằng cách quay lại slide đã được trình chiếu trước đó.

- Thứ ba, giảng viên có thể trình chiếu được hình ảnh trực quan sinh động, phim tài liệu, các bảng, biểu (nhất là khi cần phải so sánh), sơ đồ động, mô hình, … giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ theo dõi.

- Thứ tư, mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử, giảng viên đã chuyển tải được một lượng kiến thức nhiều hơn, do giảng viên không phải mất nhiều thời gian viết và xóa bảng.

Thứ năm, giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng bằng cách phóng lớn nội dung bài giảng, sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, sống động.

Thứ sau, hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực. Ví dụ: khi thực hiện phương pháp sàng lọc, sau khi học viên sàng lọc, giảng viên phân tích xong, trình chiếu kết luận trên slide đã được chuẩn bị trước một cách nhanh chóng, đỡ tốn thời gian.

- Thứ bảy,mỗi slide được đánh số trang, làm cho giảng viên điều chĩnh thời gian giảng bài một cách hợp lý.

Đ/c Nguyễn Tân - Phó Chủ tịch HĐND huyện giải đáp thắc mắc của học viên tại buổi thảo luận chiều ngày 01/3/2017

Tuy nhiên, trong quá trình soạn, giảng dạy bằng giáo án điện tử vẫn còn bọc lộ một số hạn chế, bất cập đó là:

- Thứ nhất, kỹ năng sử dụng các công nghệ, phương tiện hiện đại, nhiều giảng viên vẫn còn lúng túngkhi gặp sự cố về máy tín,hoặc khi mất điện. Đa số giảng viên chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là “tự mò mẫm” hoặc “học chuyền tay” và sử dụng theo thói quen.

- Thứ hai, Xây dựng một bài giảng điện tử tốn nhiều thời gian, phải đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm tư liệu, số liệu, phim ảnh,.., một số giảng viên chọn các hiệu ứng của các slide chưa phù hợp với nội dung của từng bài. ( thiết kế slide quá nhiều chữ, do đó cỡ chữ quá nhỏ hoặc chọn màu chữ và màu nền chưa phù hợp ) học viên khó theo dõi và dễ bị ức chế.

- Thứ ba, giảng viên điều khiển trang trình chiếu nhanh quá, học viên chưa kịp tiếp nhận thì các chữ và hình ảnh trên màn hình đã biến mất, dẫn đến học viên khó tiếp thu bài và không kịp ghi chép.

- Thứ tư, giảng viên dễ lạm dụng việc trình chiếu các kiến thức mà ít phân tích, giảng giải, gây nhàm chán cho học viên.....

Như vậy, giảng dạy bằng giáo án điện tử có những mặt ưu điểm và hạn chế, bất cập nhất định. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để phát huy những mặt ưu điểm và hạn chế những bất cập trong giảng dạy bằng giáo án điện tử

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng Giáo án điện tử ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện A Lưới, thiết nghĩ có 2 vấn đề cần quan tâm nhất đó là: Chuẩn bị giáo án thật khoa họcthì chú ý phương pháp soạn giáo án. Đây là nội dung quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm. Do vậy, công việc soạn giảng phải được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định, có cải tiến, phù hợp với từng đối tượng và từng loại lớp sẽ đạt yêu cầu bài giảng trên 60%; còn là lại phần thể hiện khi giảng viên giảng bài.

PGS.TS Ngô Văn Minh - Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Tín ngưỡng Học viện chính trị khu vực III Đà Nẵng, trình bày ngày 28/5/2018

Bài viết chỉ giới hạn một số giảipháp khi soạn, giảng bằng giáo án điện tử như sau:

3.1. Phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính hiệuquả hơn hẳn của việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.

Thứ nhất, soạngiáo án điện tử trong giảng dạy là một việc làm thể hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến của những người dạy, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tận dụng được tối đa tính ưu việt của nó ( thời gian, hình ảnh, vi deo.. ), nhằm cung cấp thông tin cho người học, tạo sự hấp dẫn của của bài giảng.

Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý.

Thứ hai, bài giảng không giống bài thuyết trình hay bài báo cáo để trình bày trước hội nghị, hội thảo và đối tượng dạy học lại hoàn toàn không giống như các đối tượng hội nghị, hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng bằng giáo án điện tử không chỉ đảm bảo nội dung mang tính khoa học mà còn phải thể hiện rõ tính sư phạm, tâm sinh lý học viên, tính thẩm mỹ của trang trình chiếu. Do vậy, giảng viên phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng phần mềm, đồng thời cần phải có kiến thức sư phạm, kiến thức về lý luận dạy học và về các phương pháp dạy học tích cực.

Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạmdụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý.Cũng không nên quan niệm rằng: trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, nhưng cuối cùng học viên chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được những kiến thức cơ bản của bài giảng.

3.2.  Lựa chọn nội dung bài giảng hoặc phần bài giảng phù hợp với giáo án điện tử.

Tất cả các bài giảng đều có thể soạn dưới dạng giáo án điện tử nếu giảng viên sử dụng trình chiếu để thay thế bảng, phấn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải soạn dưới dạng giáo án điện tử cho tất cả các nội dung mà có thể lựa chọn những nội dung phù hợp. 

Không nên có quan điểm trình chiếu tất cả những nội dung của bài giảng lên Slide, khiến học viên chỉ chăm chú "nhìn - chép" mà phải lựa chọn những nội dung phù hợp. Đó là những tiêu mục, dưới tiêu mục là những từ, cụm từ mang tính khái quát cao - những từ "chìa khóa" (trừ định nghĩa, khái niệm) hoặc các hình ảnh minh họa, các bảng biểu để so sánh, các sơ đồ,…nhằm làm rõ nội dung trọng tâm, các tiểu kết và nhất là kết luận của bài.

* Ví dụ: Khi giảng phần a. Sự đời của chủ nghĩa Mác- Lênin- đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng thế giới trong phần 1 của mục I bài 1 chương trình Đảng viên mới, chúng ta trình bày trên slide những nội dung sau:

I. Chủ nghĩa Mác- Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản

1. Chủ nghĩa Mác- Lênin là thành tựu trí tuệ của loài người.

a. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác- Lênin- đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Thế giới.

- Tiền đề kinh tế.

- Tiền đề chính trị- xã hội.

- Tiền đề khoa học lý luận.

3.3. Lập dàn ý trình bày và liên kết hợp lý các Slide nội dung bài giảng

Đây là vấn đề quan trọng nhất, thành công trong giảng dạy. Do đó, giảng viên khi soạn phải hình dung ra trên bản thảo bao gồm: phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Các câu hỏi, hoạt động kích thích tư duy, suy nghĩ của học viên. Các hình ảnh , âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học viên thực hiện hoạt động học tập.

Trước hết, giảng viên trình bày phần kiến thức cốt lõi, để học viên theo dõi, ghi chép.

Các hoạt động học tập và bài tập có thể thực hiện sau khi đã diễn giảng phần kiến thức hoặc làm song song với phần giảng.

* Ví dụ:

Slide1: Cương lĩnh là gì? (nhằm kích thích tư duy suy nghĩ của học viên, có thể hỏi một vài học viên để xem thử họ hiểu nội dung nầy như thế nào)

Slide2: Cô đọng phần khái niệm của cương lĩnh minh họa bằng sơ đồ (trình bày chậm có giải thích để học viên tự ghi)

Slide3: Trình bày rõ khái niệm cương lĩnh (để học viên theo dõi đối chiếu)

Trong lúc hình thành dàn ý bài soạn dưới dạng các Slide cần chú ý mối liên hệ hữu cơ về nội dung các chữ và hình ảnh giữa các slide.

3.4. Lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, phân dòng ( đoạn ) cho các Slide bài giảng

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm, phòng học rộng, lượng học viên đông, nên việc lựa màu chữ, màu nền và phông chữ, cỡ chữlà rất cần thiết.

Nên sử dụng các phông chữ phổ biến, đơn giản, rõ ràng, ( times New Roman hoặc Arial ) không nên chọn các phông chữ quá cầu kỳ.

Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ, đối với các lớp học có số lượng tương đối đông, nên sử dụng cỡ chữ 28 trở lên thì cuối giảng đường mới có thể đọc được.

Chọn màu chữ phù hợp với màu nền của các Slide, tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi của người học.

Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học viên có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp để xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học viên sẽ dễ hiểu và dễ ghi chép hơn

4. Sử dụng hợp lý hình ảnh, âm thanh, các đoạn video, lập sơ đồ, bảng biểu trong các Slide bài giảng

Các tư liệu như hình ảnh, video hoặc các sơ đồ, bảng biểu gắn với nội dung bài giảng, có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet, các đĩa CD, DVD hoặc sao chụp từ sách, báo… Tuy nhiên, hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà người học cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Vì thế giảng viên cần hết sức thận trọng và chọn lọc những hình ảnh,những đoạn phim tư liệu minh họa có nguồn gốc rõ ràng, chính thống, phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học viên.

Nên lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu nói trên một cách khoa học để có thể sử dụng lâu dài cho các bài soạn khác.

Những nội dung bài giảng phù hợp nên sơ đồ hóa hoặc thể hiện dưới dạng bảng biểu, khả năng hiệu quả ghi nhớ cho học viên rất cao.

5. Trong giảng dạy bằng giáo án điện tử các giảng viên cần phải:

5.1. Cần nắm được kỹ năng sử dụng và khắc phục sự cố trình chiếu

Khi giảng bài bằng giáo án điện tử, giảng viên có thể gặp phải những sự cố nhất định xuất phát từ một số nguyên nhân như: sự không tương thích giữa máy tính và Projector; thiết đặt chế độ trình chiếu không đúng, góc chiếu, tiêu cự không hợp lý… Vì vậy, trước khi tiến hành giảng dạy bằng giáo án điện tử, cần phải được người có chuyên môn hướng dẫn cụ thể về kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc và cách khắc phục các sự cố thông thường, biết chủ động, linh hoạt xử lý trong mọi tình huống, nhất là khi mất điện.

5.2. Trong bài giảng, giảng viên có thể sử dụng các phương pháp một các linh hoạt vàhoàn toàn làm chủ bài giảng.

Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực khác nhau, song phương pháp thuyết trình vẫn là chủ đạo. Muốn vậy, người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Đồng thời, trong một bài giảng, tránh sử dụng một phương pháp giảng dạy tích cực nào đó, dễ gây nhàm chán, thậm chí, gây ức chế cho học viên; giảng viên phải biết kếthợp linh hoạt giữa việc thuyết trình với việc trình chiếu các slide, sao cho nhịp nhàng, tránh tình trạng thuyết trình xong cả một phần rồi mới trình chiếu.

Phân bổ thời gian hợp lý, tránh đứng che màn hình đang trình chiếu, hoặc quá chú tâm vào việc trình chiếu mà không giao tiếp với học viên.

Phải hoàn toàn làm chủ bài giảng, sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên, hướng học viên thảo luận những nội dung trọng tâm của bài giảng.

Giảng viên sau mỗi buổi dạy, nên dành ít thời gian để lắng nghe ý kiến đóng góp của học viên,  tự rút kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện bài giảng, phương pháp giảng dạy của mình.

Để áp dụng việc soạn, dạy học lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại Trungtâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, chúng tôi xin đề xuất với lãnh đạo các cấp một số vấn đề sau đây:

- Đối với giảng viên chuyên trách ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị, phải gương mẫu thực hiện việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thành thạo và có chất lượng.Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

- Đối với các đồng chí giảng viên kiêm chức, nên mạnh dạn ứng dụng công nghệthông tin vào bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luậnchính trị cho huyện nhà.

- Lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện về kinh phí để trang bị phương tiện, công cụnhư máy tính, máy chiếu, máy ảnh… để giảng viên thực hiện tốt việc biên soạn, giảng bày đạt hiệu quả.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường chính trị Tỉnh có chương trình tập huấn, hội thi, hội thảo hằng năm cho giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy tại các Trung Tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện. Chắc chắn chất lượng giảng dạy lý luận chính trị sẽ không ngừng nâng cao đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cơ sở ở các địa phương hiện nay./.

Dương Đức Vương - TT BDCT huyện
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày