Kết quả thực hiện Đề án bảo tồn văn hóa truyền thống giai đoạn 2014 - 2020
Số lượt xem 2017Ngày cập nhật 22/01/2021

Sáng ngày 22/01/2021, tại Nhà văn hóa Trung tâm, huyện A Lưới tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”, giai đoạn 2014 - 2020”. Đây là dịp đề cấp ủy, chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số nhìn nhận, đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, qua đó phát huy kết quả đạt được khắc phục hạn chế, tồn tại, nhằm đưa công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ngày càng được phát huy trong thời gian tới.

Nghề dệt Dèng A Lưới được công nhận Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017

Theo đó, sau thời gian triển khai thực hiện Đề án, các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành và các tầng lớp nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.

Lãnh đạo huyện A Lưới đón nhận Bằng công nhận

Đến nay, huyện A Lưới phấn đấu các xã có nhà văn hóa truyền thống kết hợp hiện đại (Moong, Roong, Gươl). Chọn 03 xã (dân tộc Tà Ôi: 01; dân tộc Pa Cô: 01 và dân tộc Cơ Tu: 01) để tập trung đầu tư bảo tồn không gian văn hóa truyền thống: bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; các xã dân tộc thiểu số bảo tồn, giữ gìn và phát huy các kiến trúc nhà mồ truyền thống và tổ chức sưu tầm, bảo tồn và trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể tại nhà văn hóa truyền thống địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, hiến tặng hiện vật và các loại công cụ lao động.

Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức con em đồng bào dân tộc thiểu số mang trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình vào ngày thứ hai đầu tuần làm việc và các ngày lễ, hội; Ariêu Aza; Ariêu Piing; Ariêu Car và các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước; năm 2017 Nghề dệt Zèng A Lưới được công nhận là di sản văn hóa vật thể cấp Quốc gia; đến năm 2019, sản phẩm dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi, Cơ Tu… ở A Lưới được công nhận nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu định kì ở cấp huyện, xã, thôn và dòng họ như: Ariêu Car, Ariêu Aza, Ariêu Piing… Năm 2019, Lễ hội Aza Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiếng nói của dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới được bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Huyện đã tuyên truyền, vận động con em là người dân tộc thiểu số nói được tiếng dân tộc mình.

Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và xuất bản chữ viết, tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ của các dân tộc thiểu số; xây dựng quy trình tổ chức các lễ hội truyền thống bằng song ngữ Pa Cô - Việt, Tà Ôi - Việt và Cơ Tu - Việt. Sưu tầm các điệu múa, dân ca, nhạc cụ đưa vào tập luyện và biểu diễn thường xuyên để giữ gìn, phát huy và phục vụ công chúng; Phổ biến rộng rãi các ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới bằng tiếng Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu tại các xã, thị trấn, cơ quan, trường học…

Về văn hóa ẩm thực: Nghiên cứu, sưu tầm tất cả các món ăn, đồ uống truyền thống để truyền dạy, chế biến phục vụ gia đình và du khách. Về việc cưới, việc tang được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình. Không thách cưới, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Gắn bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế…

Đề nhân rộng các gương điển hình, nhân dịp tổng kết Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”, giai đoạn 2014 - 2020, huyện đã biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.944.491
Truy cập hiện tại 2.115

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Kết quả thực hiện Đề án bảo tồn văn hóa truyền thống giai đoạn 2014 - 2020
Số lượt xem 2018Ngày cập nhật 22/01/2021

Sáng ngày 22/01/2021, tại Nhà văn hóa Trung tâm, huyện A Lưới tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”, giai đoạn 2014 - 2020”. Đây là dịp đề cấp ủy, chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số nhìn nhận, đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, qua đó phát huy kết quả đạt được khắc phục hạn chế, tồn tại, nhằm đưa công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ngày càng được phát huy trong thời gian tới.

Nghề dệt Dèng A Lưới được công nhận Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017

Theo đó, sau thời gian triển khai thực hiện Đề án, các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành và các tầng lớp nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.

Lãnh đạo huyện A Lưới đón nhận Bằng công nhận

Đến nay, huyện A Lưới phấn đấu các xã có nhà văn hóa truyền thống kết hợp hiện đại (Moong, Roong, Gươl). Chọn 03 xã (dân tộc Tà Ôi: 01; dân tộc Pa Cô: 01 và dân tộc Cơ Tu: 01) để tập trung đầu tư bảo tồn không gian văn hóa truyền thống: bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; các xã dân tộc thiểu số bảo tồn, giữ gìn và phát huy các kiến trúc nhà mồ truyền thống và tổ chức sưu tầm, bảo tồn và trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể tại nhà văn hóa truyền thống địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, hiến tặng hiện vật và các loại công cụ lao động.

Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức con em đồng bào dân tộc thiểu số mang trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình vào ngày thứ hai đầu tuần làm việc và các ngày lễ, hội; Ariêu Aza; Ariêu Piing; Ariêu Car và các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước; năm 2017 Nghề dệt Zèng A Lưới được công nhận là di sản văn hóa vật thể cấp Quốc gia; đến năm 2019, sản phẩm dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi, Cơ Tu… ở A Lưới được công nhận nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu định kì ở cấp huyện, xã, thôn và dòng họ như: Ariêu Car, Ariêu Aza, Ariêu Piing… Năm 2019, Lễ hội Aza Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiếng nói của dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới được bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Huyện đã tuyên truyền, vận động con em là người dân tộc thiểu số nói được tiếng dân tộc mình.

Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và xuất bản chữ viết, tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ của các dân tộc thiểu số; xây dựng quy trình tổ chức các lễ hội truyền thống bằng song ngữ Pa Cô - Việt, Tà Ôi - Việt và Cơ Tu - Việt. Sưu tầm các điệu múa, dân ca, nhạc cụ đưa vào tập luyện và biểu diễn thường xuyên để giữ gìn, phát huy và phục vụ công chúng; Phổ biến rộng rãi các ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới bằng tiếng Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu tại các xã, thị trấn, cơ quan, trường học…

Về văn hóa ẩm thực: Nghiên cứu, sưu tầm tất cả các món ăn, đồ uống truyền thống để truyền dạy, chế biến phục vụ gia đình và du khách. Về việc cưới, việc tang được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình. Không thách cưới, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Gắn bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế…

Đề nhân rộng các gương điển hình, nhân dịp tổng kết Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”, giai đoạn 2014 - 2020, huyện đã biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày