Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị các cấp ở nước ta trong thời gian tới
Số lượt xem 4420Ngày cập nhật 16/10/2020

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020). Trang TTĐT Huyện ủy xin trân trọng giới bài viết của đồng chí Hà Thị Kiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng trên tạp chí Cộng Sản (đăng ngày 14/10/2020).

Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước. Để phụ nữ có quyền bình đẳng thật sự trong lĩnh vực chính trị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

gặp mặt các lãnh đạo và nữ đại biểu Quốc hội_Ảnh: baochinhphu.vn

Vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ngày càng được khẳng định

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa(1). Vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong hơn 90 năm từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ, như Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16-5-1994, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27- 4-2007, của Bộ Chính trị, “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”,… Từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ để “nam nữ bình quyền” được khẳng định nhất quán từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới(2). Đồng thời, Nhà nước đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) và đã được từng bước luật hóa trong các văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,… và nhiều luật khác. Trong các văn bản pháp luật hiện hành, quyền của phụ nữ, trẻ em gái đã được ghi nhận bảo đảm sự phù hợp với Công ước CEDAW, cũng như truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân tộc nhằm hướng tới đạt mục tiêu và các chỉ tiêu bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ đã được cam kết thực hiện. Trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, nhiều mục tiêu đã được thực hiện hiệu quả, nổi bật như: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới…             

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự thống nhất hành động trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là vai trò tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, công tác cán bộ nữ nói chung và sự tham gia của phụ nữ vào cấp ủy, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp nói riêng trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức nữ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới; nhiều cán bộ nữ được giao trọng trách, giữ những cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiều cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; nhạy bén, năng động, sáng tạo; có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cao trong công việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, điển hình như tại Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng, có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị và cả 3 người đều là đại biểu Quốc hội. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đã có 131/483 nữ đại biểu trúng cử, đưa tỷ lệ nữ đại biểu lên 27,12%, tăng 2,3% so với nhiệm kỳ trước và có nhiều đại biểu trẻ tuổi(3)... Việc bố trí lãnh đạo nữ trong Quốc hội chiếm gần 40% (trong đó, Chủ tịch Quốc hội là nữ; chủ nhiệm các cơ quan của Quốc hội là nữ chiếm 22,22%; phó chủ nhiệm các ủy ban là 6,45%; tất cả các ủy ban đều có thành viên là nữ; tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở cấp tỉnh là 26,54%, cấp huyện là 27,85% và cấp cơ sở là 26,59%). Đây là minh chứng cho thấy sự ưu việt trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước ta và cũng cho thấy sự vươn lên của phụ nữ Việt Nam, đưa vị thế phụ nữ Việt Nam tham gia Quốc hội đứng thứ 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 6 ở châu Á, vượt qua mức trung bình là 19% của các nước châu Á và 21% của thế giới(4).

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí

với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025_Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy các cấp ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức nữ là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng tăng, cụ thể như: Ở tỉnh Điện Biên, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ trong khu vực công chiếm 36%, trong đó cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số chiếm 18,7%; tương ứng, ở tỉnh Lào Cai, tỷ lệ là 62,2% và 15%; ở tỉnh Kon Tum, tỷ lệ này là 56,84% và 12,5%,... Số lượng cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy và đại biểu HĐND ở cấp tỉnh, huyện, xã đã được quan tâm: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy là 290/1.057 người, chiếm 27,5%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số là đại biểu HĐND 661/3.908 người, chiếm 16,91%. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp huyện là 2.035/7.158, chiếm tỷ lệ 28,43%, đại biểu HĐND là 4.605/25.181, chiếm 18,29%. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp xã là 3.610/32.469, chiếm 11,11%; đại biểu HĐND là 64.718/292.298, chiếm 22,14%...  đã minh chứng cho thấy vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện rõ rệt(5)

Một số hạn chế và giải pháp khắc phục

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới của Đảng, Nhà nước về tạo điều kiện nâng cao số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội, HĐND các cấp nói riêng và việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ, năm 2017, đánh giá việc triển khai thực hiện 22 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 còn có 8 chỉ tiêu dự kiến sẽ đạt vào năm 2020 và có 2 chỉ tiêu thực hiện trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 không đạt, gồm: Chỉ tiêu nữ tham gia các cấp ủy, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và chỉ tiêu lãnh đạo chủ chốt là nữ”(6). Báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ thực trạng nhiều quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống ở cả cấp Trung ương, bộ, ngành, địa phương. Quy định về tỷ lệ phụ nữ tham chính trong xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước không được bảo đảm ở nhiều địa phương. Cụ thể, ở một số địa phương, chưa có cán bộ nữ giữ các chức danh bí thư, phó bí thư, như tại Cao Bằng, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Long… Một số đảng bộ, như Khánh Hòa, Hậu Giang, Bình Định chưa có cán bộ nữ tham gia ban thường vụ. Tỷ lệ nữ tham gia cơ quan trọng yếu nhất của Đảng ở cấp Trung ương cũng vẫn rất thấp. Tham gia Bộ Chính trị mới chỉ đạt 3/19 ủy viên nữ; tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng là 15 ủy viên nữ (đạt 7,8%) so với ủy viên nam là 166 người (chiếm 92,2%).

Công tác bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt còn khiêm tốn. Ở một số tỉnh, cán bộ, công chức nữ chiếm tỷ lệ trên 50%, nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 (phó giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên) còn chưa tương xứng với lực lượng cán bộ công chức nữ; tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt ủy ban nhân dân các cấp còn thấp: Cấp tỉnh chiếm 7,5%; cấp huyện là 12,7%, cấp xã là 6,38%.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội, nhất là đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Trong lao động, việc làm, phụ nữ dân tộc thiểu số có thời gian làm việc nhiều hơn nam giới, ngoài lao động kiếm sống hằng ngày, còn phải làm việc nhà và chăm sóc con cái. Mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ..., nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ không chỉ gánh vác mọi công việc, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình. Phụ nữ còn gắn với thiên chức làm mẹ, chăm sóc con cái, gia đình và có thời gian gián đoạn công tác, ảnh hưởng tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt đứng đầu cơ quan, đơn vị. Vì vậy, phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, ít có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, nghỉ ngơi, giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Quan niệm “nam trưởng, nữ phó” vẫn còn tồn tại trong nhiều tổ chức, là rào cản đối với phụ nữ trong bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm, đặc biệt là trong bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu. Công tác nhân sự đại biểu nữ để bầu cử vào Quốc hội, HĐND các cấp thường phải gánh “cơ cấu kép” đại diện theo các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, người ngoài đảng, tự ứng cử,… nên ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng trúng cử của nữ đại biểu dân cử. Việc quy định khác biệt giữa nam và nữ về độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các nữ đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành tại

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Phú (huyện Bến Lức, Long An)_Ảnh: TTXVN

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%”(7). Để tăng số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia cơ cấu đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để thực thi bình đẳng giới. Xây dựng mạng lưới, câu lạc bộ dành cho nữ lãnh đạo, quản lý để các chị em có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Hai là, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp Trung ương và cấp địa phương; xây dựng kế hoạch và quy hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trên cơ sở lồng ghép giới và sự tiến bộ của phụ nữ, gắn với quá trình tham gia xây dựng luật, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. 

Ba là, tăng cường cơ chế phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và cấp ủy, chính quyền các địa phương thống nhất thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ theo các mục tiêu đề ra của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới. Tham gia xây dựng các chế độ, chính sách có liên quan về công tác cán bộ nữ, như: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái; kỷ luật, khen thưởng, thôi việc, nghỉ hưu; chính sách tiền lương, đãi ngộ; về tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới trong nhiệm kỳ kế tiếp, bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình hiệp thương, tạo cơ hội ứng cử nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ít nhất có 40% ứng cử viên trong danh sách bầu cử; phấn đấu đạt tỷ lệ 35% đại biểu Quốc hội./.

-------------------------

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 300
(2) Điều 26, Hiến pháp năm 2013 
(3) Đại biểu nữ dân tộc trẻ tuổi nhất tham gia Quốc hội khóa XIV là Triệu Thị Huyền, dân tộc Dao, sinh năm 1992, tại xã Minh An, huyện Thanh Trấn, tỉnh Yên Bái
(4) Báo cáo số 457/BC-CP, ngày 9-10-2019, của Chính phủ
(5) Báo cáo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc
(6) Báo cáo tóm tắt việc thực hiện MTQG về bình đẳng giới của Chính phủ, ngày 17-10-2017
(7) http://baochinhphu.vn/Hoi-nghi-Trung-uong-7-khoa-XII/Toan-van-Nghi-quyet-so-26NQTW-ve-cong-tac-can-bo/336865.vgp.

ĐTĐ (sưu tầm đăng tải)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.889.363
Truy cập hiện tại 4.352

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị các cấp ở nước ta trong thời gian tới
Số lượt xem 4421Ngày cập nhật 16/10/2020

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020). Trang TTĐT Huyện ủy xin trân trọng giới bài viết của đồng chí Hà Thị Kiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng trên tạp chí Cộng Sản (đăng ngày 14/10/2020).

Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước. Để phụ nữ có quyền bình đẳng thật sự trong lĩnh vực chính trị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

gặp mặt các lãnh đạo và nữ đại biểu Quốc hội_Ảnh: baochinhphu.vn

Vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ngày càng được khẳng định

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa(1). Vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong hơn 90 năm từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ, như Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16-5-1994, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27- 4-2007, của Bộ Chính trị, “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”,… Từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ để “nam nữ bình quyền” được khẳng định nhất quán từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới(2). Đồng thời, Nhà nước đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) và đã được từng bước luật hóa trong các văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,… và nhiều luật khác. Trong các văn bản pháp luật hiện hành, quyền của phụ nữ, trẻ em gái đã được ghi nhận bảo đảm sự phù hợp với Công ước CEDAW, cũng như truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân tộc nhằm hướng tới đạt mục tiêu và các chỉ tiêu bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ đã được cam kết thực hiện. Trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, nhiều mục tiêu đã được thực hiện hiệu quả, nổi bật như: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới…             

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự thống nhất hành động trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là vai trò tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, công tác cán bộ nữ nói chung và sự tham gia của phụ nữ vào cấp ủy, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp nói riêng trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức nữ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới; nhiều cán bộ nữ được giao trọng trách, giữ những cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiều cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; nhạy bén, năng động, sáng tạo; có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cao trong công việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, điển hình như tại Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng, có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị và cả 3 người đều là đại biểu Quốc hội. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đã có 131/483 nữ đại biểu trúng cử, đưa tỷ lệ nữ đại biểu lên 27,12%, tăng 2,3% so với nhiệm kỳ trước và có nhiều đại biểu trẻ tuổi(3)... Việc bố trí lãnh đạo nữ trong Quốc hội chiếm gần 40% (trong đó, Chủ tịch Quốc hội là nữ; chủ nhiệm các cơ quan của Quốc hội là nữ chiếm 22,22%; phó chủ nhiệm các ủy ban là 6,45%; tất cả các ủy ban đều có thành viên là nữ; tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở cấp tỉnh là 26,54%, cấp huyện là 27,85% và cấp cơ sở là 26,59%). Đây là minh chứng cho thấy sự ưu việt trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước ta và cũng cho thấy sự vươn lên của phụ nữ Việt Nam, đưa vị thế phụ nữ Việt Nam tham gia Quốc hội đứng thứ 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 6 ở châu Á, vượt qua mức trung bình là 19% của các nước châu Á và 21% của thế giới(4).

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí

với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025_Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy các cấp ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức nữ là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng tăng, cụ thể như: Ở tỉnh Điện Biên, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ trong khu vực công chiếm 36%, trong đó cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số chiếm 18,7%; tương ứng, ở tỉnh Lào Cai, tỷ lệ là 62,2% và 15%; ở tỉnh Kon Tum, tỷ lệ này là 56,84% và 12,5%,... Số lượng cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy và đại biểu HĐND ở cấp tỉnh, huyện, xã đã được quan tâm: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy là 290/1.057 người, chiếm 27,5%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số là đại biểu HĐND 661/3.908 người, chiếm 16,91%. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp huyện là 2.035/7.158, chiếm tỷ lệ 28,43%, đại biểu HĐND là 4.605/25.181, chiếm 18,29%. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp xã là 3.610/32.469, chiếm 11,11%; đại biểu HĐND là 64.718/292.298, chiếm 22,14%...  đã minh chứng cho thấy vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện rõ rệt(5)

Một số hạn chế và giải pháp khắc phục

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới của Đảng, Nhà nước về tạo điều kiện nâng cao số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội, HĐND các cấp nói riêng và việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ, năm 2017, đánh giá việc triển khai thực hiện 22 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 còn có 8 chỉ tiêu dự kiến sẽ đạt vào năm 2020 và có 2 chỉ tiêu thực hiện trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 không đạt, gồm: Chỉ tiêu nữ tham gia các cấp ủy, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và chỉ tiêu lãnh đạo chủ chốt là nữ”(6). Báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ thực trạng nhiều quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống ở cả cấp Trung ương, bộ, ngành, địa phương. Quy định về tỷ lệ phụ nữ tham chính trong xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước không được bảo đảm ở nhiều địa phương. Cụ thể, ở một số địa phương, chưa có cán bộ nữ giữ các chức danh bí thư, phó bí thư, như tại Cao Bằng, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Long… Một số đảng bộ, như Khánh Hòa, Hậu Giang, Bình Định chưa có cán bộ nữ tham gia ban thường vụ. Tỷ lệ nữ tham gia cơ quan trọng yếu nhất của Đảng ở cấp Trung ương cũng vẫn rất thấp. Tham gia Bộ Chính trị mới chỉ đạt 3/19 ủy viên nữ; tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng là 15 ủy viên nữ (đạt 7,8%) so với ủy viên nam là 166 người (chiếm 92,2%).

Công tác bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt còn khiêm tốn. Ở một số tỉnh, cán bộ, công chức nữ chiếm tỷ lệ trên 50%, nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 (phó giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên) còn chưa tương xứng với lực lượng cán bộ công chức nữ; tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt ủy ban nhân dân các cấp còn thấp: Cấp tỉnh chiếm 7,5%; cấp huyện là 12,7%, cấp xã là 6,38%.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội, nhất là đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Trong lao động, việc làm, phụ nữ dân tộc thiểu số có thời gian làm việc nhiều hơn nam giới, ngoài lao động kiếm sống hằng ngày, còn phải làm việc nhà và chăm sóc con cái. Mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ..., nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ không chỉ gánh vác mọi công việc, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình. Phụ nữ còn gắn với thiên chức làm mẹ, chăm sóc con cái, gia đình và có thời gian gián đoạn công tác, ảnh hưởng tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt đứng đầu cơ quan, đơn vị. Vì vậy, phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, ít có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, nghỉ ngơi, giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Quan niệm “nam trưởng, nữ phó” vẫn còn tồn tại trong nhiều tổ chức, là rào cản đối với phụ nữ trong bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm, đặc biệt là trong bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu. Công tác nhân sự đại biểu nữ để bầu cử vào Quốc hội, HĐND các cấp thường phải gánh “cơ cấu kép” đại diện theo các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, người ngoài đảng, tự ứng cử,… nên ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng trúng cử của nữ đại biểu dân cử. Việc quy định khác biệt giữa nam và nữ về độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các nữ đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành tại

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Phú (huyện Bến Lức, Long An)_Ảnh: TTXVN

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%”(7). Để tăng số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia cơ cấu đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để thực thi bình đẳng giới. Xây dựng mạng lưới, câu lạc bộ dành cho nữ lãnh đạo, quản lý để các chị em có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Hai là, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp Trung ương và cấp địa phương; xây dựng kế hoạch và quy hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trên cơ sở lồng ghép giới và sự tiến bộ của phụ nữ, gắn với quá trình tham gia xây dựng luật, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. 

Ba là, tăng cường cơ chế phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và cấp ủy, chính quyền các địa phương thống nhất thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ theo các mục tiêu đề ra của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới. Tham gia xây dựng các chế độ, chính sách có liên quan về công tác cán bộ nữ, như: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái; kỷ luật, khen thưởng, thôi việc, nghỉ hưu; chính sách tiền lương, đãi ngộ; về tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới trong nhiệm kỳ kế tiếp, bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình hiệp thương, tạo cơ hội ứng cử nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ít nhất có 40% ứng cử viên trong danh sách bầu cử; phấn đấu đạt tỷ lệ 35% đại biểu Quốc hội./.

-------------------------

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 300
(2) Điều 26, Hiến pháp năm 2013 
(3) Đại biểu nữ dân tộc trẻ tuổi nhất tham gia Quốc hội khóa XIV là Triệu Thị Huyền, dân tộc Dao, sinh năm 1992, tại xã Minh An, huyện Thanh Trấn, tỉnh Yên Bái
(4) Báo cáo số 457/BC-CP, ngày 9-10-2019, của Chính phủ
(5) Báo cáo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc
(6) Báo cáo tóm tắt việc thực hiện MTQG về bình đẳng giới của Chính phủ, ngày 17-10-2017
(7) http://baochinhphu.vn/Hoi-nghi-Trung-uong-7-khoa-XII/Toan-van-Nghi-quyet-so-26NQTW-ve-cong-tac-can-bo/336865.vgp.

ĐTĐ (sưu tầm đăng tải)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày