Xây dựng đội ngũ tuyên giáo chuyên nghiệp là giải pháp trọng yếu
Số lượt xem 4094Ngày cập nhật 15/09/2020
ảnh kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Ngành Tuyên giáo của Đảng

Ngay từ khi Đảng mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ tiền bối của Đảng đã trực tiếp làm công tác tư tưởng, mở đường, tổ chức, giáo dục, rèn luyện đội ngũ chiến sĩ. Đội ngũ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền của Đảng ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.

Tự hào truyền thống vẻ vang

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tháng 9/1949, Huyện ủy Phong điền  thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền núi của tỉnh, với 6 đảng viên.  Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời  của tổ chức Đảng - tiền thân của Đảng bộ huyện A Lưới ngày nay. Ở chặng đầu lịch sử của công tác tuyên giáo, các đồng chí đảng viên đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Trong điều kiện hoạt động bí mật, với số lượng đảng viên ít, địa bàn rộng, nhận thức của nhân dân ở miền núi lúc bấy giờ còn rất nhiều hạn chế. Các đồng chí đảng viên đầu tiên đã  từng bước tuyên truyền lý tưởng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của Mặt trận.  Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với đồng bào, dạy cho đồng bào biết chữ, vận động đồng bào xây dựng cuộc sống mới, ăn ở vệ sinh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, chữa bệnh, bỏ tập tục cưa răng căng tai, bỏ gả bán phụ nữ. Từng bước đã  cảm hóa và xây dựng lòng tin của đồng bào với Đảng, với Bác Hồ; khơi dậy truyền thống đoàn kết trong Nhân dân, đoàn kết Kinh - Thượng, đoàn kết toàn dân tộc, một lòng trung thành với Đảng và Bác Hồ. Tích cực tham gia thành lập chính quyền cách mạng ở các xã miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia phục vụ nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của Đảng bộ, công tác tư tưởng - văn hóa trên địa bàn huyện đã sớm khẳng định truyền thống chủ động, sáng tạo, nêu cao tính chiến đấu trên các mặt hoạt động tuyên truyền miệng và đấu tranh lý luận.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy miền Tây và sau này là Quận ủy 1, 3 và 4; các thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số miền tây Thừa Thiên Huế nói chung, huyện A Lưới nói riêng đã góp những công lao to lớn. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của những người đặt nền móng và thực hiện công tác tuyên giáo, tiêu biểu như đồng chí Ăm Meo, Ăm Mật, Hồ Ngọc Mỹ, Nguyễn Văn Hoạch, Nguyễn Văn Dương, Hồ Văn Rải và nhiều đồng chí khác.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất.  Ngày 3 tháng 3 năm 1976, huyện A Lưới chính thức được thành lập, trên cơ sở hợp nhất 3 quận: Quận 1, Quận 3 và 2 xã của Quận 4.

Trong những ngày đầu thành lập huyện, Đảng bộ và Nhân dân phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh để lại. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng bộ là vận động  Nhân dân các xã của Quận 1, quận 3 và một phần của quận 4 về định canh, định cư tại thung lũng A Lưới; đồng thời, đón nhận đồng bào từ Hương thủy, Phú vang, Quảng Điền lên xây dựng quê hương mới. Tập trung khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định và chăm lo đời sống Nhân dân; vận động bà con làm lúa nước, không phá rừng làm rẫy, chống du canh, du cư. Phát động phong trào bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ cách mạng, xây dựng cuộc sống mới.

Từ  sau Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI, năm 1986.  Nhiệm vụ công tác tuyên giáo của toàn Đảng bộ là vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.  Vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tách hộ lập vườn, chuyển đổi mô hình kinh tế, từ mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sang phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện kinh tế nhiều thành phần,  xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 10  năm phấn đấu, đến năm 1996 toàn huyện đã cơ bản hoàn thanh công tác  định canh, định cư. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn đã được cải thiện và tăng nhiều lần so với giai đoạn mới thành lập. Cơ sở vật chất kỹ thuật như: Điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, đã được đầu tư xây hoàn thiện. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Hiện nay, Đảng bộ huyện có 53 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, 220 chi bộ, với hơn 4.900 đảng viên,trong đó đảng viên dân tộc thiểu số trên 3700, chiếm khoảng 79%.

Công tác tư tưởng văn hóa của Đảng thời kỳ này đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, là cái nôi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một trong những nhân tố quyết định làm nên thắng lợi của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác tuyên giáo của Đảng đã có nhiều đổi mới và sáng tạo, phát triển đội ngũ và hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy, tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, xây dựng cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào quần chúng sâu rộng thực hiện đường lối của Đảng, góp phần xứng đáng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước, quê hương trên con đường hội nhập và phát triển.

Trong nhiệm kỳ qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Hệ thống tổ chức bộ máy công tác tuyên giáo của Đảng bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, phát triển. Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ đã có sự phát triển vượt bậc gồm: đội ngũ cán bộ tuyên giáo của các xã, thị trấn, đội ngũ những người làm công tác khoa giáo, công tác văn hóa - văn nghệ, công tác tuyên truyền miệng, công tác lịch sử đảng bộ địa phương đã có nhiều đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Những yêu cầu mới

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho ngành tuyên giáo là rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết liệt hơn, đổi mới và sáng tạo hơn. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trên các lĩnh vực của công tác tuyên giáo là một trong những đòi hỏi tất yếu.

Công tác tuyên giáo phải khắc phục tối đa tình trạng “đi theo”, “chạy theo”, “nói lại”; khắc phục lối hành chính giản đơn để đảm bảo yêu cầu làm chủ trận địa tư tưởng. Phải chú trọng phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo chuyển động của cả hệ thống. Sự kết nối rộng rãi và thống nhất các binh chủng, các lực lượng tuyên giáo sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức công tác tuyên giáo đòi hỏi phải có con người đổi mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo chuyên nghiệp phải được xác định là một giải pháp trọng yếu của công tác tuyên giáo hiện nay. Phải xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh, kiên cường, trí tuệ, có nghệ thuật và phương thức hoạt động khoa học, có dũng khí đấu tranh, có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải nói được, làm được, thuyết phục được.

Sự phát triển nhanh chóng của thông tin, truyền thông, nhất là mạng xã hội đặt ra các yêu cầu rất cao về tính chủ động, kịp thời, công khai, minh bạch trong công tác hoạt động tổng hợp, dự báo, tham mưu về các lĩnh vực tuyên giáo. Yêu cầu này đòi hỏi đội ngũ công tác tuyên giáo các cấp phải có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và chuyên nghiệp.

Mỗi cán bộ ngành Tuyên giáo cùng với hệ thống tuyên giáo các cấp cần phải nỗ lực không ngừng, làm mới mình, làm cho mình “theo kịp sự tiến bộ của Nhân dân, của xã hội” như Bác Hồ đã từng mong muốn để  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị thời kỳ phát triển mới, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhân dân.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.889.825
Truy cập hiện tại 4.516

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Xây dựng đội ngũ tuyên giáo chuyên nghiệp là giải pháp trọng yếu
Số lượt xem 4095Ngày cập nhật 15/09/2020
ảnh kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Ngành Tuyên giáo của Đảng

Ngay từ khi Đảng mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ tiền bối của Đảng đã trực tiếp làm công tác tư tưởng, mở đường, tổ chức, giáo dục, rèn luyện đội ngũ chiến sĩ. Đội ngũ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền của Đảng ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.

Tự hào truyền thống vẻ vang

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tháng 9/1949, Huyện ủy Phong điền  thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền núi của tỉnh, với 6 đảng viên.  Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời  của tổ chức Đảng - tiền thân của Đảng bộ huyện A Lưới ngày nay. Ở chặng đầu lịch sử của công tác tuyên giáo, các đồng chí đảng viên đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Trong điều kiện hoạt động bí mật, với số lượng đảng viên ít, địa bàn rộng, nhận thức của nhân dân ở miền núi lúc bấy giờ còn rất nhiều hạn chế. Các đồng chí đảng viên đầu tiên đã  từng bước tuyên truyền lý tưởng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của Mặt trận.  Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với đồng bào, dạy cho đồng bào biết chữ, vận động đồng bào xây dựng cuộc sống mới, ăn ở vệ sinh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, chữa bệnh, bỏ tập tục cưa răng căng tai, bỏ gả bán phụ nữ. Từng bước đã  cảm hóa và xây dựng lòng tin của đồng bào với Đảng, với Bác Hồ; khơi dậy truyền thống đoàn kết trong Nhân dân, đoàn kết Kinh - Thượng, đoàn kết toàn dân tộc, một lòng trung thành với Đảng và Bác Hồ. Tích cực tham gia thành lập chính quyền cách mạng ở các xã miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia phục vụ nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của Đảng bộ, công tác tư tưởng - văn hóa trên địa bàn huyện đã sớm khẳng định truyền thống chủ động, sáng tạo, nêu cao tính chiến đấu trên các mặt hoạt động tuyên truyền miệng và đấu tranh lý luận.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy miền Tây và sau này là Quận ủy 1, 3 và 4; các thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số miền tây Thừa Thiên Huế nói chung, huyện A Lưới nói riêng đã góp những công lao to lớn. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của những người đặt nền móng và thực hiện công tác tuyên giáo, tiêu biểu như đồng chí Ăm Meo, Ăm Mật, Hồ Ngọc Mỹ, Nguyễn Văn Hoạch, Nguyễn Văn Dương, Hồ Văn Rải và nhiều đồng chí khác.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất.  Ngày 3 tháng 3 năm 1976, huyện A Lưới chính thức được thành lập, trên cơ sở hợp nhất 3 quận: Quận 1, Quận 3 và 2 xã của Quận 4.

Trong những ngày đầu thành lập huyện, Đảng bộ và Nhân dân phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh để lại. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng bộ là vận động  Nhân dân các xã của Quận 1, quận 3 và một phần của quận 4 về định canh, định cư tại thung lũng A Lưới; đồng thời, đón nhận đồng bào từ Hương thủy, Phú vang, Quảng Điền lên xây dựng quê hương mới. Tập trung khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định và chăm lo đời sống Nhân dân; vận động bà con làm lúa nước, không phá rừng làm rẫy, chống du canh, du cư. Phát động phong trào bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ cách mạng, xây dựng cuộc sống mới.

Từ  sau Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI, năm 1986.  Nhiệm vụ công tác tuyên giáo của toàn Đảng bộ là vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.  Vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tách hộ lập vườn, chuyển đổi mô hình kinh tế, từ mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sang phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện kinh tế nhiều thành phần,  xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 10  năm phấn đấu, đến năm 1996 toàn huyện đã cơ bản hoàn thanh công tác  định canh, định cư. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn đã được cải thiện và tăng nhiều lần so với giai đoạn mới thành lập. Cơ sở vật chất kỹ thuật như: Điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, đã được đầu tư xây hoàn thiện. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Hiện nay, Đảng bộ huyện có 53 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, 220 chi bộ, với hơn 4.900 đảng viên,trong đó đảng viên dân tộc thiểu số trên 3700, chiếm khoảng 79%.

Công tác tư tưởng văn hóa của Đảng thời kỳ này đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, là cái nôi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một trong những nhân tố quyết định làm nên thắng lợi của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác tuyên giáo của Đảng đã có nhiều đổi mới và sáng tạo, phát triển đội ngũ và hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy, tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, xây dựng cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào quần chúng sâu rộng thực hiện đường lối của Đảng, góp phần xứng đáng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước, quê hương trên con đường hội nhập và phát triển.

Trong nhiệm kỳ qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Hệ thống tổ chức bộ máy công tác tuyên giáo của Đảng bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, phát triển. Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ đã có sự phát triển vượt bậc gồm: đội ngũ cán bộ tuyên giáo của các xã, thị trấn, đội ngũ những người làm công tác khoa giáo, công tác văn hóa - văn nghệ, công tác tuyên truyền miệng, công tác lịch sử đảng bộ địa phương đã có nhiều đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Những yêu cầu mới

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho ngành tuyên giáo là rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết liệt hơn, đổi mới và sáng tạo hơn. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trên các lĩnh vực của công tác tuyên giáo là một trong những đòi hỏi tất yếu.

Công tác tuyên giáo phải khắc phục tối đa tình trạng “đi theo”, “chạy theo”, “nói lại”; khắc phục lối hành chính giản đơn để đảm bảo yêu cầu làm chủ trận địa tư tưởng. Phải chú trọng phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo chuyển động của cả hệ thống. Sự kết nối rộng rãi và thống nhất các binh chủng, các lực lượng tuyên giáo sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức công tác tuyên giáo đòi hỏi phải có con người đổi mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo chuyên nghiệp phải được xác định là một giải pháp trọng yếu của công tác tuyên giáo hiện nay. Phải xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh, kiên cường, trí tuệ, có nghệ thuật và phương thức hoạt động khoa học, có dũng khí đấu tranh, có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải nói được, làm được, thuyết phục được.

Sự phát triển nhanh chóng của thông tin, truyền thông, nhất là mạng xã hội đặt ra các yêu cầu rất cao về tính chủ động, kịp thời, công khai, minh bạch trong công tác hoạt động tổng hợp, dự báo, tham mưu về các lĩnh vực tuyên giáo. Yêu cầu này đòi hỏi đội ngũ công tác tuyên giáo các cấp phải có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và chuyên nghiệp.

Mỗi cán bộ ngành Tuyên giáo cùng với hệ thống tuyên giáo các cấp cần phải nỗ lực không ngừng, làm mới mình, làm cho mình “theo kịp sự tiến bộ của Nhân dân, của xã hội” như Bác Hồ đã từng mong muốn để  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị thời kỳ phát triển mới, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhân dân.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày