Lớp Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính huyện A Lưới đi thực tế ở huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
Số lượt xem 6830Ngày cập nhật 14/05/2019

Sau gần 03 tháng học tập, lịch học Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính huyện A Lưới cơ bản hoàn thành; theo quy định ngoài việc hoàn thành chương trình lý thuyết, các học viên phải đi nghiên cứu thực tế để làm phong phú kiến thức học tập tại trường; được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh; trong hai ngày 11 và 12/5/2019, Lớp chuyên viên chính đã tổ chức đi thực tế tại huyện Đảo Cồn Cỏ; xuất phát từ địa phương vào lúc 7 giờ 45 phút, sau gần 3 tiếng di chuyển theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua đường 9 đến Thành phố Đông Hà vào lúc 10 giờ 30 phút, sau thời gian ăn trưa và nghỉ ngơi tại khách sạn Mê Kông, đúng 12 giờ kém 5 phút Lớp học di chuyển về thăm di tích Quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn; đến 16 giờ 30 phút lớp về nghỉ tối tại khách sạn Mường Thanh để ngày hôm sau ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ; theo chương trình chuyến đi, 7 giờ sáng ngày 12/5/2019 sau bữa ăn sáng Lớp chúng tôi di chuyển về cảng Cửa Việt để lên tàu ra thăm huyện Đảo; đúng 8 giờ 30 phút sau khi kiểm tra một số thủ tục cần thiết của Đồn Biên phòng, tàu nhổ neo rời bến lúc 8 giờ 45 phút, sau 50 phút lênh đênh trên biển chiếc tàu cao tốc của huyện đảo đã cập bến; toàn thể 68 học viên vô cùng, phấn khích, hồ hỡi vì đây là lần đầu tiên đặt chân lên đảo Cồn Cỏ Anh hùng; ngạc nhiên nhất khi chúng tôi mới bước chân lên bờ đã có sẳn hai chiếc xe tải Hyundai chờ sẳn để đưa chúng tôi về Hội trường cơ quan dân chính đảng huyện đảo, để nghe báo cáo về lịch sử đảo Cồn Cỏ, tình hình kinh tế - xã hội, sau đó xe đưa Lớp học đi vòng quanh đảo để xâm nhập thực tế.

      

Lớp CVC làm lễ viếng Nghĩa trang Trường Sơn

Được Nhà trường liên hệ trước với lãnh đạo huyện đảo, nên Lớp chúng tôi được đồng chí Chánh Văn phòng Huyện ủy - HĐND - UBND huyện ra tận bến tàu đón và trực tiếp lái xe đưa chúng tôi về cơ quan; thừa ủy quyền của lãnh đạo huyện đồng chí Chánh Văn phòng đã trực tiếp báo cáo về lịch sử đảo Cồn Cỏ và tình hình kinh tế - xã hội huyện đảo sau 15 năm thành lập và phát triển; lịch sự đảo Cồn Cỏ và tình hình kinh tế - xã hội huyện đạo được tóm tắt như sau:

Lớp CVC đang chuẩn bị nghe báo cáo tình hình huyện đảo

       Trong Cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đảo Cồn Cỏ có vị trí chiến lược quan trọng, cùng với đặc khu Vĩnh Linh trở thành tiền đồn của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa “Chính nghĩa” với “Phi nghĩa”, giữa “Lương tri” với “Tàn bạo”. Chính nơi đây, đế quốc Mỹ không từ một thủ đoạn nào để đánh phá hủy diệt hòn đảo bé nhỏ này. Vậy mà, Cồn Cỏ vẫn vững vàng, hiên ngang như một chiến hạm không bao giờ chìm, bằng niềm tin, ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo; quân và dân Vĩnh Linh đã anh dũng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù.

Cổng chào huyện đảo Cồn Cỏ

 

       Sau hiệp định Giơnevơ (1954) một thời gian dài đảo ch­ưa có ng­ười ở; mùa thu năm 1959, tr­ước âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lăm le chiếm đảo, một trung đội 12,7 ly của Trung đoàn 270 Quân đội Nhân dân Việt Nam do thiếu uý Dư­ơng Đức Thiện chỉ huy v­ượt sóng gió trùng d­ương ra đảo; đúng 11giờ ngày 08/8/1959 lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam. Vượt lên gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ vẫn bám trụ trên tuyến đầu với 1.500 ngày đêm đối mặt với kẻ thù, chiến đấu gần 1.000 trận lớn nhỏ, Cồn Cỏ anh hùng đã bắn rơi 48 máy bay Mỹ, bắn chìm 17 tàu chiến và hải thuyền của địch. Với những thành tích đã đạt được, đảo Cồn Cỏ 02 lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quí, ba lần được Bác Hồ kính yêu gửi thư khen ngợi, trong đó có thư Bắc tặng hai câu thơ:

Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận

Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ”

Tổng thể huyện đảo Cồn Cỏ ngày nay

      Hiện nay, huyện đảo Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN; đảo có vị trí đặc biệt, là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ với cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ, là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ cửa ngõ phía Nam Vịnh Bắc Bộ, một trong những vịnh lớn hàng đầu thế giới; đảo Cồn Cỏ còn là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng thủ lãnh hải, lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội của hệ thống đảo và hải đảo Việt Nam. Là huyện đảo thuộc vùng biển Quảng Trị, cách đất liền 13 hải lý tính từ biển Cửa Tùng và 17 hải lý tính từ Cảng Cửa Việt; toàn huyện Đảo có độ cao trung bình từ 07 - 10 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất so mặt nư­ớc biển là 63,4 mét; tổng diện tích tự nhiên của Đảo là 230,39 héc ta; huyện đảo Cồn Cỏ không có đơn vị hành chính cấp xã; dân số có khoảng từ 500 đến 600 người, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trên đảo. Ngoài ra, huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí địa lý tự nhiên khá thuận lợi vừa gần với đất liền vừa có thể mở hướng vươn khơi ra vùng biển quốc tế, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển đảo (dịch vụ hậu cần, đánh bắt, nuôi trồng…) vừa thuận lợi phát triển giao thông đường biển, hoạt động du lịch, trong tam giác Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ.

Huyện đảo Cồn Cỏ nhìn từ ngoài biển vào

      Xuất phát từ vị trí địa lý tự nhiên của huyện đảo Cồn Cỏ, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc, là con mắt thần án ngữ Biển Đông, cảnh giới an toàn cho Miền Bắc XHCN, là điểm chốt phía nam Vịnh Bắc bộ suốt 60 năm qua. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi được thành lập huyện đảo Cồn Cỏ ngày 01/10/2014 theo Nghị định 174/2004/NĐ-CP, của Chính phủ; sau 15 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Đảo, đã đoàn kết, nhất trí, nổ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực về phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi lên các công trình đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Âu tàu cá được đầu tư 350 tỷ đồng; Kè chống xói lỡ bảo vệ đảo, kết hợp phát triển du lịch vào bảo vệ các công trình quốc phòng trên 247,6 tỷ đồng; hệ thống nước tập trung trên 33,6 tỷ đồng; trụ sở làm việc của cơ quan dân chính đảng huyện trên 21,3 tỷ đồng; Trụ sở Ban CHQS huyện 15 tỷ đồng; Trạm cứu hộ cứu nạn 89 tỷ đồng; Trung tâm y tế huyện trên 20 tỷ đồng; Khu dân cư số 1 được đầu tư 12 tỷ đồng; tàu vận chuyển hành khách được đầu tư trên 22 tỷ đồng; Nhà TDTT đa chức năng trên 7,6 tỷ đồng; Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn cỏ trên 3,5 tỷ đồng; Trường mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba được đầu tư 5 tỷ đồng; Nhà máy phát điện trên 3 tỷ đồng; sửa chữa Trạm đèn Hải đăng 1,7 tỷ đồng;…. Ngoài ra, công tác di dân được quan tâm nhằm đảm bảo tiến trình dân sự hóa đảo Cồn Cỏ theo chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh Quảng trị phê duyệt; các hộ dân sau khi ra đảo được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định, được tạo mọi điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển kinh doanh, đánh bắt thủy hải sản, an tâm sinh sống tại huyện đảo Cồn Cỏ; hiện nay toàn huyện có 19 hộ gia đình với 74 nhân khẩu đang sinh sống làm ăn.

Cảng Cửa Việt nơi tàu cao tốc ra huyện đảo Cồn Cỏ

       Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được huyện đảo quan tâm lãnh đạo theo hướng tin gọn với phương châm một phòng ban kiêm nhiều nhiệm vụ, một cán bộ biết nhiều việc. Hiện nay, Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ có 08 TCCS đảng trực thuộc, trong đó có 07 chi bộ và 01 đảng bộ cơ sở, với 131 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện hiện có 12 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 03 đồng chí; đồng chí Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện kiêm Trưởng ban xây dựng đảng; một đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện; về biên chế toàn huyện hiện có 39 người, trong đó: Khối đảng 08 người, khối chính quyền, đoàn thể 31 người; các cơ quan tham mưu khối đảng, đoàn thể bao gồm: Ban xây dựng đảng, Văn phòng, UBKT, Mặt trận, Huyện đoàn, Phụ nữ, Hội CCB,  Công đoàn; các cơ quan tham mưu khối chính quyền và đơn vị sự nghiệp: Văn phòng (dùng chung), Phòng KT - XH, đơn vị sự nghiệp Ban quản lý Cảng cá; ngoài ra có Huyện đội, Công an, Thuế, Trung tâm Y tế, BĐH KDC Thanh niên và các đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn: Đồn Biên phòng, Hải Quân, Khí tượng Hải Đăng, Cảng vụ, Bảo tồn biển, Điện lực.

Lớp CVC đang trên tàu cao tốc ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ

       Trong giai đoạn 2021 đến 2030, để phát triển huyện đảo ngày càng giàu đẹp là nơi tiền tiêu của Tổ quốc; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cồn cỏ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu đó là: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 50.000.000 đồng/năm; huy động đầu tư toàn xã hội đạt 1.500 đến 2.000 tỷ đồng; thu hút khách du lịch đến năm 2030 đạt 15.000 khách/năm; thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng từ 10 - 15%; di dân đến năm 2030 đạt 20 - 30 hộ với quy mô dân số trên đảo đạt 1.000 đến 1.500 người; đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo là 0%; tỷ lệ đào tạo nghề đạt 80 - 90%; 100% trẻ em được đến trường; tiếp tục hoàn thiện tuyến giao thông giữa đảo và đất liền, đến năm 2030 có từ 5 đến 10 tàu vận tải hành khách; hàng năm lực lượng quân sự, công an đạt danh hiệu vững mạnh toàn diện, đơn vị quyết thắng; không có vi phạm hình sự; tệ nạn xã hội; đơn thư kiếu nại, tố cáo;….. Các chương trình trọng điểm: Đề án phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ; đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, thủy sản, QPAN; Kè chống xói lỡ đảo; mở rộng Âu tàu cảng cá huyện đảo lên cấp vùng; cấp điện lưới quốc gia ra đảo; dự án cấp nước tập trung giai đoạn 2 lọc nước biển ra nước ngọt; nâng cấp cứng hóa mặt đường cơ động quanh đảo và tuyến đường từ khu định cư lên điểm cao, nối với tiểu đoàn; kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đảo Cồn Cỏ; xây dựng sân vận động kết hợp bãi đỗ trực thăng phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn trên biển; công trình phòng thủ, bảo vệ đảo; …. được biết, hiện nay huyện đảo đang gấp rút chuẩn bị nội dung, chương trình, cơ sở vật chất tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ và 15 năm Ngày thành lập huyện đảo. Sau báo cáo của đồng chí Chánh văn phòng và lời cảm ơn của đồng chí Trưởng đoàn; đồng chí Chủ tịch UBND huyện A Lưới là thành viên lớp học đã thay mặt toàn thể học viên tặng huyện đảo bức tranh có hình ảnh Trung tâm thị trấn A Lưới.

Đồng chí Phạm Huy Tuấn - HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy - HĐND - UBND huyện báo cáo tình hình

       Sau hai ngày đi thực tế, đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao cảm xúc khó tả; qua chuyến đi này chúng tôi biết rằng sự hiểu biết của mình về lịch sử đảo Cồn Cỏ nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung còn quá kiêm tốn; mỗi học viên chúng tôi nguyện với lòng mình cần tìm hiểu nhiều hơn về biển đảo và hứa sẽ trở lại thăm huyện đảo lần thứ hai./.

Sơ đồ cấu trúc địa đạo Vĩnh Mốc treo ở nhà bảo tàng khu địa đạo Vịnh Mốc

Bom các loại được trưng bày tại khu địa đạo Vịnh Mốc

Đài tưởng niệm Nghĩa trang Trường Sơn

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.879.499
Truy cập hiện tại 438

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lớp Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính huyện A Lưới đi thực tế ở huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
Số lượt xem 6831Ngày cập nhật 14/05/2019

Sau gần 03 tháng học tập, lịch học Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính huyện A Lưới cơ bản hoàn thành; theo quy định ngoài việc hoàn thành chương trình lý thuyết, các học viên phải đi nghiên cứu thực tế để làm phong phú kiến thức học tập tại trường; được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh; trong hai ngày 11 và 12/5/2019, Lớp chuyên viên chính đã tổ chức đi thực tế tại huyện Đảo Cồn Cỏ; xuất phát từ địa phương vào lúc 7 giờ 45 phút, sau gần 3 tiếng di chuyển theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua đường 9 đến Thành phố Đông Hà vào lúc 10 giờ 30 phút, sau thời gian ăn trưa và nghỉ ngơi tại khách sạn Mê Kông, đúng 12 giờ kém 5 phút Lớp học di chuyển về thăm di tích Quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn; đến 16 giờ 30 phút lớp về nghỉ tối tại khách sạn Mường Thanh để ngày hôm sau ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ; theo chương trình chuyến đi, 7 giờ sáng ngày 12/5/2019 sau bữa ăn sáng Lớp chúng tôi di chuyển về cảng Cửa Việt để lên tàu ra thăm huyện Đảo; đúng 8 giờ 30 phút sau khi kiểm tra một số thủ tục cần thiết của Đồn Biên phòng, tàu nhổ neo rời bến lúc 8 giờ 45 phút, sau 50 phút lênh đênh trên biển chiếc tàu cao tốc của huyện đảo đã cập bến; toàn thể 68 học viên vô cùng, phấn khích, hồ hỡi vì đây là lần đầu tiên đặt chân lên đảo Cồn Cỏ Anh hùng; ngạc nhiên nhất khi chúng tôi mới bước chân lên bờ đã có sẳn hai chiếc xe tải Hyundai chờ sẳn để đưa chúng tôi về Hội trường cơ quan dân chính đảng huyện đảo, để nghe báo cáo về lịch sử đảo Cồn Cỏ, tình hình kinh tế - xã hội, sau đó xe đưa Lớp học đi vòng quanh đảo để xâm nhập thực tế.

      

Lớp CVC làm lễ viếng Nghĩa trang Trường Sơn

Được Nhà trường liên hệ trước với lãnh đạo huyện đảo, nên Lớp chúng tôi được đồng chí Chánh Văn phòng Huyện ủy - HĐND - UBND huyện ra tận bến tàu đón và trực tiếp lái xe đưa chúng tôi về cơ quan; thừa ủy quyền của lãnh đạo huyện đồng chí Chánh Văn phòng đã trực tiếp báo cáo về lịch sử đảo Cồn Cỏ và tình hình kinh tế - xã hội huyện đảo sau 15 năm thành lập và phát triển; lịch sự đảo Cồn Cỏ và tình hình kinh tế - xã hội huyện đạo được tóm tắt như sau:

Lớp CVC đang chuẩn bị nghe báo cáo tình hình huyện đảo

       Trong Cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đảo Cồn Cỏ có vị trí chiến lược quan trọng, cùng với đặc khu Vĩnh Linh trở thành tiền đồn của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa “Chính nghĩa” với “Phi nghĩa”, giữa “Lương tri” với “Tàn bạo”. Chính nơi đây, đế quốc Mỹ không từ một thủ đoạn nào để đánh phá hủy diệt hòn đảo bé nhỏ này. Vậy mà, Cồn Cỏ vẫn vững vàng, hiên ngang như một chiến hạm không bao giờ chìm, bằng niềm tin, ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo; quân và dân Vĩnh Linh đã anh dũng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù.

Cổng chào huyện đảo Cồn Cỏ

 

       Sau hiệp định Giơnevơ (1954) một thời gian dài đảo ch­ưa có ng­ười ở; mùa thu năm 1959, tr­ước âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lăm le chiếm đảo, một trung đội 12,7 ly của Trung đoàn 270 Quân đội Nhân dân Việt Nam do thiếu uý Dư­ơng Đức Thiện chỉ huy v­ượt sóng gió trùng d­ương ra đảo; đúng 11giờ ngày 08/8/1959 lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam. Vượt lên gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ vẫn bám trụ trên tuyến đầu với 1.500 ngày đêm đối mặt với kẻ thù, chiến đấu gần 1.000 trận lớn nhỏ, Cồn Cỏ anh hùng đã bắn rơi 48 máy bay Mỹ, bắn chìm 17 tàu chiến và hải thuyền của địch. Với những thành tích đã đạt được, đảo Cồn Cỏ 02 lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quí, ba lần được Bác Hồ kính yêu gửi thư khen ngợi, trong đó có thư Bắc tặng hai câu thơ:

Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận

Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ”

Tổng thể huyện đảo Cồn Cỏ ngày nay

      Hiện nay, huyện đảo Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN; đảo có vị trí đặc biệt, là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ với cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ, là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ cửa ngõ phía Nam Vịnh Bắc Bộ, một trong những vịnh lớn hàng đầu thế giới; đảo Cồn Cỏ còn là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng thủ lãnh hải, lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội của hệ thống đảo và hải đảo Việt Nam. Là huyện đảo thuộc vùng biển Quảng Trị, cách đất liền 13 hải lý tính từ biển Cửa Tùng và 17 hải lý tính từ Cảng Cửa Việt; toàn huyện Đảo có độ cao trung bình từ 07 - 10 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất so mặt nư­ớc biển là 63,4 mét; tổng diện tích tự nhiên của Đảo là 230,39 héc ta; huyện đảo Cồn Cỏ không có đơn vị hành chính cấp xã; dân số có khoảng từ 500 đến 600 người, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trên đảo. Ngoài ra, huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí địa lý tự nhiên khá thuận lợi vừa gần với đất liền vừa có thể mở hướng vươn khơi ra vùng biển quốc tế, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển đảo (dịch vụ hậu cần, đánh bắt, nuôi trồng…) vừa thuận lợi phát triển giao thông đường biển, hoạt động du lịch, trong tam giác Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ.

Huyện đảo Cồn Cỏ nhìn từ ngoài biển vào

      Xuất phát từ vị trí địa lý tự nhiên của huyện đảo Cồn Cỏ, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc, là con mắt thần án ngữ Biển Đông, cảnh giới an toàn cho Miền Bắc XHCN, là điểm chốt phía nam Vịnh Bắc bộ suốt 60 năm qua. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi được thành lập huyện đảo Cồn Cỏ ngày 01/10/2014 theo Nghị định 174/2004/NĐ-CP, của Chính phủ; sau 15 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Đảo, đã đoàn kết, nhất trí, nổ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực về phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi lên các công trình đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Âu tàu cá được đầu tư 350 tỷ đồng; Kè chống xói lỡ bảo vệ đảo, kết hợp phát triển du lịch vào bảo vệ các công trình quốc phòng trên 247,6 tỷ đồng; hệ thống nước tập trung trên 33,6 tỷ đồng; trụ sở làm việc của cơ quan dân chính đảng huyện trên 21,3 tỷ đồng; Trụ sở Ban CHQS huyện 15 tỷ đồng; Trạm cứu hộ cứu nạn 89 tỷ đồng; Trung tâm y tế huyện trên 20 tỷ đồng; Khu dân cư số 1 được đầu tư 12 tỷ đồng; tàu vận chuyển hành khách được đầu tư trên 22 tỷ đồng; Nhà TDTT đa chức năng trên 7,6 tỷ đồng; Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn cỏ trên 3,5 tỷ đồng; Trường mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba được đầu tư 5 tỷ đồng; Nhà máy phát điện trên 3 tỷ đồng; sửa chữa Trạm đèn Hải đăng 1,7 tỷ đồng;…. Ngoài ra, công tác di dân được quan tâm nhằm đảm bảo tiến trình dân sự hóa đảo Cồn Cỏ theo chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh Quảng trị phê duyệt; các hộ dân sau khi ra đảo được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định, được tạo mọi điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển kinh doanh, đánh bắt thủy hải sản, an tâm sinh sống tại huyện đảo Cồn Cỏ; hiện nay toàn huyện có 19 hộ gia đình với 74 nhân khẩu đang sinh sống làm ăn.

Cảng Cửa Việt nơi tàu cao tốc ra huyện đảo Cồn Cỏ

       Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được huyện đảo quan tâm lãnh đạo theo hướng tin gọn với phương châm một phòng ban kiêm nhiều nhiệm vụ, một cán bộ biết nhiều việc. Hiện nay, Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ có 08 TCCS đảng trực thuộc, trong đó có 07 chi bộ và 01 đảng bộ cơ sở, với 131 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện hiện có 12 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 03 đồng chí; đồng chí Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện kiêm Trưởng ban xây dựng đảng; một đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện; về biên chế toàn huyện hiện có 39 người, trong đó: Khối đảng 08 người, khối chính quyền, đoàn thể 31 người; các cơ quan tham mưu khối đảng, đoàn thể bao gồm: Ban xây dựng đảng, Văn phòng, UBKT, Mặt trận, Huyện đoàn, Phụ nữ, Hội CCB,  Công đoàn; các cơ quan tham mưu khối chính quyền và đơn vị sự nghiệp: Văn phòng (dùng chung), Phòng KT - XH, đơn vị sự nghiệp Ban quản lý Cảng cá; ngoài ra có Huyện đội, Công an, Thuế, Trung tâm Y tế, BĐH KDC Thanh niên và các đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn: Đồn Biên phòng, Hải Quân, Khí tượng Hải Đăng, Cảng vụ, Bảo tồn biển, Điện lực.

Lớp CVC đang trên tàu cao tốc ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ

       Trong giai đoạn 2021 đến 2030, để phát triển huyện đảo ngày càng giàu đẹp là nơi tiền tiêu của Tổ quốc; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cồn cỏ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu đó là: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 50.000.000 đồng/năm; huy động đầu tư toàn xã hội đạt 1.500 đến 2.000 tỷ đồng; thu hút khách du lịch đến năm 2030 đạt 15.000 khách/năm; thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng từ 10 - 15%; di dân đến năm 2030 đạt 20 - 30 hộ với quy mô dân số trên đảo đạt 1.000 đến 1.500 người; đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo là 0%; tỷ lệ đào tạo nghề đạt 80 - 90%; 100% trẻ em được đến trường; tiếp tục hoàn thiện tuyến giao thông giữa đảo và đất liền, đến năm 2030 có từ 5 đến 10 tàu vận tải hành khách; hàng năm lực lượng quân sự, công an đạt danh hiệu vững mạnh toàn diện, đơn vị quyết thắng; không có vi phạm hình sự; tệ nạn xã hội; đơn thư kiếu nại, tố cáo;….. Các chương trình trọng điểm: Đề án phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ; đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, thủy sản, QPAN; Kè chống xói lỡ đảo; mở rộng Âu tàu cảng cá huyện đảo lên cấp vùng; cấp điện lưới quốc gia ra đảo; dự án cấp nước tập trung giai đoạn 2 lọc nước biển ra nước ngọt; nâng cấp cứng hóa mặt đường cơ động quanh đảo và tuyến đường từ khu định cư lên điểm cao, nối với tiểu đoàn; kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đảo Cồn Cỏ; xây dựng sân vận động kết hợp bãi đỗ trực thăng phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn trên biển; công trình phòng thủ, bảo vệ đảo; …. được biết, hiện nay huyện đảo đang gấp rút chuẩn bị nội dung, chương trình, cơ sở vật chất tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ và 15 năm Ngày thành lập huyện đảo. Sau báo cáo của đồng chí Chánh văn phòng và lời cảm ơn của đồng chí Trưởng đoàn; đồng chí Chủ tịch UBND huyện A Lưới là thành viên lớp học đã thay mặt toàn thể học viên tặng huyện đảo bức tranh có hình ảnh Trung tâm thị trấn A Lưới.

Đồng chí Phạm Huy Tuấn - HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy - HĐND - UBND huyện báo cáo tình hình

       Sau hai ngày đi thực tế, đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao cảm xúc khó tả; qua chuyến đi này chúng tôi biết rằng sự hiểu biết của mình về lịch sử đảo Cồn Cỏ nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung còn quá kiêm tốn; mỗi học viên chúng tôi nguyện với lòng mình cần tìm hiểu nhiều hơn về biển đảo và hứa sẽ trở lại thăm huyện đảo lần thứ hai./.

Sơ đồ cấu trúc địa đạo Vĩnh Mốc treo ở nhà bảo tàng khu địa đạo Vịnh Mốc

Bom các loại được trưng bày tại khu địa đạo Vịnh Mốc

Đài tưởng niệm Nghĩa trang Trường Sơn

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày