Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

đề cương tuyên truyền 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1030 – 14/10/2020)
Số lượt xem 2648Ngày cập nhật 28/09/2020
Đai hội Trung ương Hội nhiệm kỳ 2018 - 2023

Thực hiện Hướng dẫn số 97-HD/BTGTU, ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Kế hoạch số 02-KH/HU, ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Ban Thượng vụ Huyện ủy A Lưới về kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020); Ban Tuyên giáo Huyện ủy trân trọng giới thiệu tuyên truyền 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1030 – 14/10/2020).

TRUYỀN THỐNG 90 NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1030 – 14/10/2020)

 

I. SỰ RA ĐỜI NÔNG HỘI ĐỎ, TIỀN THÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế… Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.

Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày” (1). Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2). Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…

Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành, nội dung tờ báo tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai.
Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi dân cày gia nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…

Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất. 

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước đã kết nạp được 53.000 hội viên nông hội. 

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”.

Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

II. HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945)

Ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, tháng 3/1931 nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, đồng thời chỉ rõ: trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh…. 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6/1932 Trung ương Đảng đã khởi thảo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng đấu tranh và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của Đảng nêu rõ: phải tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp để tổ chức đấu tranh và phát triển tổ chức bí mật (Nông hội). Trên cơ sở Chương trình hành động của Đảng, Chương trình hành động của Nông hội ra đời bao gồm 10 điểm. 

Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội và có thể tổ chức nhiều hội: hội tương tế, ái hữu, hợp tác xã, hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học quốc ngữ... đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế,... Từ tháng 01 - 11/1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia. 
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, tháng 5/1941 khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); Mặt trận các đoàn thể lấy tên là Cứu quốc.

''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh;  thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''. Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc hội được Hội nghị tháng 5/1941 thông qua gồm 11 điều. Mục đích liên hiệp hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng với các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho nước Việt Nam. Hội lấy làng, ấp làm cơ sở,… có Ban chấp hành hội chỉ huy, làng, tổng, tỉnh, xứ và toàn quốc.

Từ đầu năm 1941, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên. Sau đó, nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Nông dân cứu quốc hội là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên, phụ nữ ... tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm của Trung Kỳ, Nam Kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân ưu tú đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông dân cứu quốc hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu... Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp'', đã đưa nông dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào đấu tranh với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 09/3/1945), phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng.

2. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975)

Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương.

Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02-NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào, đồng chí Hồ Viết Thắng  - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban.

Với nhiệm vụ của Ban Nông vận Trung ương là vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Thực hiện chủ trương trên Ban Nông vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 - 07/01/1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có đông đảo cán bộ đại diện cho tổ chức Hội Nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội nghị đã tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu, khuyết điểm của tổ chức Hội, phong trào nông dân, đặc biệt là đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử Hội và phong trào nông dân, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước. Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc”, trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban và các đồng chí Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh,  Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào. 

Phong trào nông dân từ sau Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông dân và tổ chức Hội. Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ hai, tháng 5/1951, tại thôn Đồng Quắc, xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu cầu nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng. Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới dự và phát biểu. Đồng chí Tổng Bí thư dành nhiều thời gian nói về Chính cương, quan điểm của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Hội nghị đã tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng với những yêu cầu trước mắt.

Ngày 08/3/1956, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 05 – NQ/TW về “Thành lập Ban Công tác nông thôn của Đảng”, lãnh đạo Ban Công tác nông thôn, gồm Trưởng ban là đồng chí Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng (4/1956 – 10/1956); các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Hữu Khiếu, Trần Đức Thịnh; các đồng chí Ủy viên: Nguyễn Hữu Thái, Trương Việt Hùng, Phạm Xuân Di, Trần Đào, Nguyễn Ca.

Ở miền Bắc

Với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…

Hội Nông dân trong các vùng địch tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất; lên án hành động bắn phá, đốt hoa màu của địch; tranh thủ sản xuất, thu hoạch và cất giấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu trong cả nước để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước, phục vụ sự nghiệp kháng chiến.

Phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ ngày 07/5/1954 và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ ngày 20/7/1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ở miền Nam

Được đế quốc Mỹ giúp sức, chính quyền Ngô Đình Diệm đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Giơnevơ và tập trung sức củng cố bộ máy thống trị phản động, đẩy mạnh việc xây dựng quân đội ngụy làm lực lượng xung kích chống cộng và đàn áp nhân dân. Thực hiện chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở nông thôn miền Nam, Nông hội vừa tích cực tổ chức, vận động nông dân chuẩn bị đấu tranh lâu dài, vừa khẩn trương tranh thủ thời gian trước khi bàn giao các địa bàn cho đối phương để củng cố sản xuất, ổn định đời sống. Nam Bộ và khu V tiếp tục đẩy mạnh việc chia cấp ruộng đất cho nông thôn nâng tổng số ruộng đất chia cho đồng bào lên 750.000ha cho 1.299.000 hộ nông dân.

Phong trào đấu tranh chính trị của nông dân miền Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ, quyết liệt. Các làng, xã chiến đấu được hình thành và phát triển. 

Ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Hội là một mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân, mà trên thực tế hàng ngàn cơ sở Nông hội cứu quốc ở các khu, tỉnh, huyện, xã đã được phục hồi trong thời gian Đồng khởi. 

Để phát huy những thành quả đạt được sau 5 năm hoạt động, tháng 01/1965 Đại hội lần thứ nhất của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam được khai mạc. Đại hội đã đánh giá tình hình họat động của Hội từ khi ra đời và quán triệt yêu cầu nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch bình định nông thôn của ngụy quyền Sài Gòn. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, bảo đảm đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội ở tiền phương đánh giặc.

Qua Đại hội I Hội Nông dân Giải phóng miền Nam, phong trào của Hội tiếp tục được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Lúc này bộ máy tổ chức của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam đã hình thành theo 5 cấp: Miền, Khu, Tỉnh, Huyện và Xã. Xã là tổ chức cơ sở của Hội, xã có Ban Chấp hành, dưới xã có Ban cán sự thôn, ấp và tiểu tổ Hội. Bộ máy của Hội được củng cố từ Xã lên Huyện, Tỉnh và Khu.

Tháng 7/1965, Hội Nông dân giải phóng Miền Nam đã ban hành dự thảo Điều lệ hoạt động của Hội nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động của các cấp Hội cơ sở, phát triển hội viên và động viên nông dân phát huy vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tháng 1/1969, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành Đại hội lần thứ II, nhằm tổng kết phong trào đấu tranh của nông dân trong tám năm, đồng thời quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch ''Bình định cấp tốc'' của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân Miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, bảo đảm đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội. Hội tập trung vận động, tuyên truyền nông dân thực hiện đúng đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, lấy địa bàn nông thôn làm hướng tiến công chính, đánh mạnh vào kế hoạch “Bình định cấp tốc” của địch, giữ đất, giành dân, Hội Nông dân giải phóng miền Nam đã chủ động giáo dục hội viên khắc phục tư tưởng nôn nóng, thoát ly thực tế muốn thắng nhanh, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ quan trọng nhất ở nông thôn là phải ''giành dân, giành đất, phát triển thế và lực của ta". Nông dân liên tục nổi dậy phá rã, phá banh nhiều khu dồn dân, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ trên nhiều địa bàn quan trọng. Vùng giải phóng đã mở rộng tới sát Sài Gòn. Ở đồng bằng Nam Bộ, nông dân nổi dậy mở thêm nhiều vùng, nhiều lõm (nằm trong vùng) giải phóng, nối các vùng giải phóng thành thế liên hoàn liên xã, liên huyện. 

Thắng lợi của phong trào nông dân nổi dậy và cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh ở miền Nam và tiến tới "Tổng tấn công" mùa Xuân năm 1975 giành trọn vẹn thắng lợi, đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà.

3. Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 

Phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp cách mạng và tiến tới Đại hội đại biểu nông dân toàn quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đối với giai cấp nông dân Việt Nam, như:.

Ngày 18/9/1974, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 209-CT/TW về tổ chức Đại hội Đại biểu nông dân tập thể các cấp.

Ngày 11/10/1974, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 16-TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (gắn với Ban Nông nghiệp Trung ương). 

Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Công văn số 156-CV/TW, quyết định tách Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan riêng trực thuộc Ban Bí thư, thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng.

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 78-CT/TW về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. 

Để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đoàn kết nông dân lao động, đưa nông thôn nước ta tiến lên CNXH, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Chỉ thị khẳng định Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động trong cả nước, Hội có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp miền Nam, đưa nông thôn tiến lên CNXH. Hội kết nạp tất cả nông dân hăng hái phấn đấu vào con đường làm ăn tập thể XHCN, theo nguyện tắc tự nguyện.

Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn. Sau nhiều năm không có tổ chức Hội (ở miền Bắc), nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nông nghiệp nước ta chưa có những chuyển biến tích cực. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian qua không còn phù hợp. Những hạn chế của nó đã dẫn đến những biểu hiện suy thoái trong phát triển sản xuất, những dấu hiệu khủng hoảng, bất hợp lý bộc lộ ngày càng rõ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức Hội Nông dân ngày càng được Đảng quan tâm hơn. Ngày 27/9/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 116-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Về tổ chức Hội, Ban Bí thư quy định: “Ở Trung ương, tỉnh, huyện thành lập Hội đồng của Hội Liên hiệp nông dân tập thể ở từng cấp; cơ quan của Hội đồng gắn với Ban Nông nghiệp của Đảng, là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, Ban Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Ở cấp huyện, cử đồng chí thường vụ cấp ủy Đảng phụ trách nông nghiệp trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng nông dân tập thể ở huyện và một số cán bộ có chất lượng giúp việc làm những nhiệm vụ thường trực của Hội đồng nông dân tập thể huyện”. Đồng thời, quyết định cho ban hành Điều lệ Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam quy định rõ tính chất, mục đích, nhiệm vụ của Hội và tổ chức Hội ở các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Ngày 20/12/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri số 22-TT/TW quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể toàn quốc.

Ngày 13/02/1984, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 32-TB/TW về việc mở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Ngày 10/3/1984, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Công văn số 326-CV/TW về hướng dẫn công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội đại biểu nông dân tập thể các cấp và đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Từ ngày 28/5 - 31/5/1984, tại Hậu Giang, Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể toàn quốc đã tổ chức họp với 39/40 tỉnh, thành phố trong cả nước để sơ kết Đại hội các cấp chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Ngày 22/6/1984, Ban Bí thư ra Thông tri số 45-TT/TW, về tổ chức của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam là một tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Hội là cơ sở. Cơ quan của Hội các cấp là Hội đồng Hội Liên hiệp nông dân tập thể. Tổ chức cơ sở của Hội là Hợp tác xã quy mô toàn xã, xã viên là hội viên, được kết nạp tập thể. Ở cấp huyện do đồng chí huyện ủy phụ trách nông nghiệp làm Chủ tịch; ở cấp tỉnh, thành phố do Trưởng hoặc Phó Ban Nông nghiệp làm Chủ tịch. Hội đồng sử dụng bộ máy của Ban Nông nghiệp tỉnh, thành làm thường trực của Hội. Ở Trung ương do đồng chí Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương làm Chủ tịch. Hội đồng sử dụng bộ máy của Ban Nông nghiệp Trung ương làm thường trực Hội. Chuyển Ban Chấp hành của Hội ở các cấp thành Hội đồng.

Để thống nhất quan điểm, nhận thức về vị trí, vai trò, tổ chức hoạt động của Hội Liên hiệp Hội Nông dân tập thể, đồng thời chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Từ ngày 26/4 – 28/4/1986, tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình, Ban Nông nghiệp Trung ương đã tổ chức hội nghị các Trưởng ban Nông nghiệp và Chủ tịch Hội Nông dân tập thể các tỉnh, thành phố dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Trung ương Đảng, cùng các đồng chí Vũ Oanh, Dương Quốc Cẩm. 

Quán triệt tinh thần đổi mới theo nội dung Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, nhằm đẩy mạnh hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, ngày 24/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 05/CT-TW về Tổ chức Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 20/5/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 69-CT/TW về việc Tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991). Lần đầu tiên Hội Nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể 61 năm Ngày thành lập Hội tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng.

Tại Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2010), giai cấp nông dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân Chương Sao Vàng (lần 2).

4. Các kỳ đại hội của Hội Nông dân Việt Nam

4.1. Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1988 - 1993)

Đại hội được tổ chức từ ngày 28/3 - 29/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 613 đại biểu thay mặt cho 11.188.789 hội viên của cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí và bầu 17 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Đại hội là sự kiện chính trị trọng đại, đã đánh dấu một mốc son quan trọng trên chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng, mở ra giai đoạn phát triển mới của phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. Từ đây, Hội Nông dân Việt Nam, một tổ chức Chính trị - Xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở, khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.

4.2. Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1993 - 1998)

Đại hội được tổ chức từ ngày 15/11 - 19/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu đại diện cho 7.269.982 hội viên (số hội viên giảm nhiều so với Đại hội I là do Hội có chủ trưởng rà soát danh sách, nâng cao chất lượng hội viên) . Đại hội đã bầu 77 đồng chí vào Ban Chấp hành và 14 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Đây là Đại hội “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, là Đại hội của trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân quyết tâm đổi mới và xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt.

4.3. Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1998 - 2003)

Đại hội được tổ chức từ ngày 17/11 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 700 đại biểu thay mặt cho 7.215.544 hội viên. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Đại hội khẳng định tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

4.4. Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2003 - 2008)

Đại hội được tổ chức từ ngày 22/11 - 25/11/2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 860 đại biểu đại diện cho 8.173.238 hội viên cả nước. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Chủ đề Đại hội là ''Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển''. Đại hội đã xác định phương hướng là: Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; nâng cao vai trò đại diện của giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

4.5. Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2008 - 2013)

Đại hội đã được tổ chức từ ngày 22/12 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.175 đại biểu đại diện cho 9.563.577 hội viên. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Chủ đề Đại hội: “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đã xác định phương hướng là: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hội Nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới…”.

4.6. Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018)

Đại hội được tổ chức từ ngày 30/6 - 03/7/2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.169 đại biểu thay mặt cho 9.913.432 hội viên cả nước. Đại hội đã bầu 122 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được tái cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Chủ đề Đại hội: “Đoàn kết - Đổi mới - Chủ động - Hội nhập - Phát triển bền vững”. Đại hội xác định phương hướng: Phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với đẩy mạnh hợp tác tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trực tiếp và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn..

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ thứ 8 (khóa VI), họp ngày 24/6/2016 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Lại Xuân Môn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Nguyễn Quốc Cường được Bộ Chính trị cho nghỉ hưu; tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 13 (Khóa VI), họp ngày 12/01/2018, tại Hà Nội đã bầu đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Lại Xuân Môn được Bộ Chính trị bố trí công tác mới.

4.7. Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 – 2023)

Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 999 đại biểu đại diện cho 10.192.865 hội viên cả nước. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại diện các ban, bộ, ngành trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan thông tấn báo chí. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành; Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII họp ngày 12/12/2018 tại Hà Nội đã bầu 21 uỷ viên Ban Thường vụ; đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. 

Đây là Đại hội của tinh thần: “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội xác định phương hướng chung của nhiệm kỳ 5 năm (2018-2023) là: Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Hội Nông dân Việt Nam cần nắm chắc nguyên tắc liên minh công nông, tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng giải quyết tốt lợi ích thiết thân của hội viên, nông dân, luôn dựa vào nông dân, vì nông dân; kết hợp chặt chẽ phương pháp vận động, tuyên truyền miệng với phương pháp tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh; vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên.

Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VII) họp tại Hà Nội từ ngày 22-23/7/2019 đã thông qua ba Nghị quyết về xây dựng Hội: Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW “về đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”; Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW “về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam”; Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới”.

5. Những bài học kinh nghiệm của Hội Nông dân Việt Nam

Một là, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi kết quả hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam; không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần sáng tạo của các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam.

Hai là, chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu nông dân và vì nông dân, nắm vững các chủ trương, chính sách để tuyên truyền, giải thích cho nông dân hiểu; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân thì sẽ phát huy được vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì mới đoàn kết, tập hợp nông dân và nâng cao được chất lượng hoạt động của Hội Nông dân các cấp; chú trọng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực, chính đáng của nông dân để tuyên truyền, vận động. Các hoạt động của Hội đều hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân và coi sự tham gia của hội viên, nông dân về các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân làm thước đo đánh giá chất lượng công tác Hội và đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

Bốn là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Hội phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở và thường xuyên cùng hội viên, nông dân sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khen, thưởng kịp thời để hoàn thiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến thì Hội Nông dân sẽ hoạt động có hiệu quả, phát động thành công các phong trào thi đua yêu nước.

Năm là, tăng cường phát huy dân chủ, mở rộng các hình thức đối thoại, tiếp xúc giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội các cấp với hội viên, nông dân; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, nêu cao vai trò của hội viên, nông dân trong việc tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân.

Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân cùng nhân dân cả nước ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam; cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua, phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình, thịnh vượng.

 

TRUYỀN THỐNG CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (1930-2020)

 

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giai cấp nông dân với lực lượng đông đảo, tấm lòng nhân ái, bản tính lao động siêng năng, cần cù, sáng tạo, chịu đựng khó khăn, gian khổ chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt; ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm… luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng phát triển đất nước. Nhận thức rõ vị trí chiến lược và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, ngay từ khi ra đời (03/2/1930), Đảng ta đã có chủ trương tiến hành xây dựng các tổ chức cách mạng quần chúng. Ngày 14/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) quyết định thành  lập Tổng Nông hội Đông Dương (nay là Hội Nông dân Việt Nam) nhằm tập hợp giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh kiên cường vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức Hội với những tên gọi khác nhau, đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi giai cấp nông dân - một lực lượng đông đảo và hùng hậu trong khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức đi theo con đường của cách mạng Việt Nam và Bác Hồ đã lựa chọn; xứng đáng là người đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp nông dân, cầu nối vững chắc giữa giai cấp nông dân với Đảng, chỗ dựa tin cậy của chính quyền nhân dân ở nông thôn; góp phần to lớn vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nông dân Việt Nam đã có bước phát triển về mọi mặt; tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cùng với sự ra đời, phát triển của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sớm được hình thành và có những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đầu năm 1930, các tổ chức cộng sản được thành lập. Đông Dương Cộng sản Đảng hình thành các chi bộ trong một số nhà máy, trường học ở thành phố Huế. Đông Dương cộng sản liên đoàn sau khi thành lập cũng xây dựng cơ sở ở thành phố Huế và vùng nông thôn các huyện.

- Tháng 4/1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thừa Thiên Huế được thành lập, do đồng chí Lê Viết Lượng làm Bí thư Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5 phát triển tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng.

- Tháng 6/1932, Ban Lãnh đạo TW của Đảng đưa ra chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó nhấn mạnh: “Cần phải kiên cố những đoàn thể cách mạng quần chúng, nhất là Công hội đỏ, Nông hội”.

- Ngay từ khi mới thành lập, Đảng bộ đã tuyên truyền chủ trương độc lập dân tộc và người cày có ruộng của TW Đảng để động viên, cổ vũ và tập hợp nông dân. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, nông dân được tổ chức, tập hợp, tạo thành sức mạnh to lớn, đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú. Phong trào cách mạng trải qua các thời kỳ 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945 nông dân luôn là lực lượng đông đảo chống ách áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến.

- Nông dân Thừa Thiên Huế đã hưởng ứng những “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói” để góp gạo chia sẻ với bà con trong tỉnh và quỹ cứu trợ đồng bào miền Bắc đang bị đói nghiêm trọng. Bên cạnh biện pháp tạm thời đó nông dân trong tỉnh đã thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ: “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất nữa”. Ở các huyện trong tỉnh, nông dân đã thi đua nhà nhà trồng rau màu, rau màu được trồng ở các trảng cát, đắp ụ, vùng ven biển đến vùng núi phía tây hoang vu, tích cực chăm bón lúa mùa, trồng cây trái vụ, đoàn kết giúp nhau sản xuất, nên đã vượt qua nạn đói.

Hội Nông dân đã tham gia xây dựng các lớp Bình dân học vụ và các trường tiểu học. Năm 1949 - 1950, có 2/3 số xã trong tỉnh xoá nạn mù chữ, mở 61 trường tiểu học với hơn 10.000 học sinh, 5 lớp trung học với trên 300 học sinh.

- Trong năm 1948, ở Thừa Thiên Huế, “mặc dù bị giặc Pháp đốt hoa màu và bắn giết trâu, bò, mùa tháng 3 năm 1948 vẫn làm được và được mùa”, đến mùa tháng 8 nhờ thời tiết thuận tiện, thu hoạch được nhiều.

- Lúc chiến sự xảy ra, nông dân trong tỉnh đã đóng góp công sức cho kháng chiến, kịp thời phục vụ chiến trường. Những cố gắng của nhân dân trong tỉnh, những đóng góp của đội quân chủ lực cách mạng, đã góp phần với chiến trường tạo nên những chiến thắng to lớn, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-Ne-Vơ về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông dương” vào ngày 20/7/1954, quân và dân Thừa Thiên Huế đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu “Quyết chiến, quyết thắng”.

- Nông dân trong tỉnh, đã góp phần mình tạo nên những chuyển biến mới, đưa phong trào chiến tranh nhân dân tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ trong những năm 1965-1967, được TW Mặt trận giải phóng tặng cờ “Anh dũng lập công vì sự nghiệp giải phóng miền Nam”, hàng trăm con em nông dân được Nhà nước phong danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, hàng chục anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nông dân Thừa Thiên Huế đóng góp sức người, sức của, chuẩn bị hậu phương, hậu cần, phục vụ chiến đấu, tích cực tham gia cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 lịch sử. Nông dân không chỉ phục vụ chiến đấu mà còn tham gia chiến đấu, xây dựng lực lượng, phát triển du kích. Thắng lợi Xuân 1975 của Thừa Thiên Huế, góp phần tạo điều kiện cho chiến dịch Hồ Chí Minh phát triển thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Sau ngày đất nước, quê hương hoàn toàn giải phóng, đứng trước hậu quả 30 năm chiến tranh, nông dân Thừa Thiên Huế lại bước vào cuộc chiến đấu mới nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định nơi ăn ở, khai hoang phục hoá ruộng đất, tham gia các chiến dịch rà phá bom mìn giải phóng đất đai, góp phần thực hiện chính sách của Đảng ở vùng mới giải phóng, xây dựng cuộc sống mới trong độc lập tự do.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với việc xác định nội dung phương thức hoạt động cụ thể, trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt.

Trải qua 09 kỳ Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh, mỗi kỳ đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của tổ chức Hội và phong trào nông dân toàn tỉnh; khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội và lực lượng nông dân trong xã hội. Đặc biệt là Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX vừa qua đã đánh giá một cách đầy đủ tổng quát về những thành tựu trong công tác Hội và phong trào nông dân thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời thông qua nghị quyết xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2018 - 2023 là: với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh ra sức đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tập hợp nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tập trung phát huy vai trò nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tăng cường quảng bá sản phẩm; từng bước nâng cao thu nhập, đời sống nông dân; nâng cao vai trò, vị trí tổ chức Hội trong tập hợp, tổ chức nông dân xây dựng nông thôn mới góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, trong thời gian qua, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân; Hiện toàn tỉnh có 131 cơ sở Hội và 990 chi Hội được sắp xếp ổn định và hoạt động có hiệu quả. Chất lượng cơ sở Hội và hội viên không ngừng được nâng lên, kết quả xếp loại khá và vững mạnh hàng năm đều vượt chỉ tiêu.

Những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2020

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, hội viên nông dân luôn được các cấp Hội quan tâm đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở thường xuyên được nâng cao về chất lượng. 6 tháng đầu năm các cấp Hội đã tổ chức 1.294 buổi tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho 56.311 hội viên nông dân, phối hợp với Đài TRT phát sóng 6 chuyên mục “Nông dân Thừa Thiên Huế; Viết nhiều tin, bài và cập nhật các văn bản, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên trang Web của tỉnh Hội; phát hành 2.600 cuốn Bản tin công tác Hội. Các hình thức tuyên truyền thường xuyên được đổi mới, phong phú và hiệu quả thông qua các hội thi, các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt câu lạc bộ, tập huấn, hội thảo thông qua các kênh thông tin của Hội đã phản ánh kịp thời, đa dạng hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, gương người tốt việc tốt của hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh kết nạp mới 1.173 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 85.813 người, đạt 39,1% chỉ tiêu TW Hội giao. Các cấp Hội đã tổ chức phát động, tuyên truyền, vận động 54.469 hộ nông dân đăng ký danh hiệu SXKD giỏi các cấp, đạt 107,2% chỉ tiêu giao.

Sáu tháng đầu năm 2020, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn “Sản xuất, kinh doanh, chế biến, sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho 470 hội viên và tổ chức cho các hộ nông dân ký 41.993 bản cam kết nuôi trồng, sản xuất kinh doanh, chế biến sử dụng thực phẩm an toàn; 31 lớp tập huấn cho 1.550 cán bộ, hội viên nông dân, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi về kiến thức sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng KHKT trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới, triển khai Quyết định 81, mô hình Kinh tế tập thể, sản xuất rau an toàn, theo chương trình Khuyến nông tại 9 huyện, thị xã thành phố. Tổ chức 3 lớp tập huấn quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội IX Hội Nông dân tỉnh và Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 cho 150 cán bộ, hội viên nông dân tại huyện Phú Lộc, Quảng Điền và thành phố; tổ chức 3 lớp dạy nghề về kỹ thuật Trồng và chăm sóc bưởi, thanh trà tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà và 01 lớp chăn nuôi và phòng bệnh gà, lợn tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới. Đã cung cấp 1.120 cây giống bưởi da xanh, 8 tấn phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm cho 35 hộ hội viên nông dân ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền; xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà và xã Sơn Thủy huyện A Lưới. Tổ chức sinh hoạt thường xuyên 11 CLB Xây dựng nếp sống VMĐTNT, “Nông dân với pháp luật”.

Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp Hội và hội viên nông dân hưởng ứng tích cực và đã có nhiều đóng góp đáng kể. Hội viên, nông dân trong tỉnh đã đóng góp 7.419 triệu đồng, 543.802 ngày công, làm mới và sửa chữa 38 km đường giao thông nông thôn, sửa chửa, nạo vét, nâng cấp, kiên cố hóa 14,5 km kênh mương và hiến 90.770 m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở nông thôn; xây dựng 52 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn như xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp; xây dựng các bể chứa vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu tại các đồng ruộng; thành lập tổ thu gom rác thải, hàng rào xanh thân thiện với môi trường, mô hình 03 sạch “nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”.

Hội Nông dân các cấp đã vận động xây dựng Quỹ HTND được 2 tỷ đồng nâng tổng số nguồn vốn quỹ đang quản lý là  29,935 tỷ đồng (trong đó cấp TW là 9,440 tỷ đồng, cấp tỉnh 12,649 tỷ  đồng, cấp huyện 7,846 tỷ đồng). Đã thu hồi 06 dự án của 58 hộ vay với số tiền là 1,630 tỉ đồng; giải ngân 10 dự án cho 74 hộ vay với tổng số tiền 3 tỷ đồng với 05 dự án chăn nuôi chiếm 50%; 04 dự án trồng trọt chiếm 40%; 01 dự án thủy sản chiếm 10%.  

Tính đến nay, các cấp Hội đã tín chấp với Ngân hàng CSXH tỉnh tổng dư nợ đến nay là 823,93 tỷ đồng tại 725 tổ vay vốn, 26.141 hộ vay, nợ quá hạn 317,19 triệu đồng (tỷ lệ NQH 0,04%). Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT triển khai chính sách tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã thành lập 164 tổ vay vốn với 2.607 hộ vay, với tổng dư nợ 183,46 tỷ đồng, nợ quá hạn 384 triệu (tỷ lệ NQH 0,21%); Dư nợ tại Ngân hàng Liên Việt Post Bank 32,171 tỷ đồng với 1.023 hộ vay với 247 tổ TKVV. Từ các nguồn vốn vay đã giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo và làm giàu bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Từ nguồn kinh phí của Ngân sách tỉnh cấp ,Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 13 mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ 485 triệu đồng như mô hình trồng sen tại phường Kim Long (thành phố Huế), xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang) và phường Thủy Lương (thị xã Hương Thủy); mô hình nuôi cá lồng tại xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền); mô hình bưởi da xanh tại xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), xã Sơn Thủy (huyện A Lưới), thị trấn Phong Điền; mô hình cải tạo vườn thanh trà tại xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) ...

Tích cực thực hiện các hoạt động khác do Trung ương Hội phát động về việc hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Toàn dân tham gia ủng hộ, phòng chống dịch Covid 19”. Kết quả cán bộ, hội viên nông dân các cấp ủng hộ, hỗ trợ 10 tấn gạo, 500 thùng mì tôm, 32.000 khẩu trang và một số nhu yếu phẩm trị giá gần 50 triệu đồng cho người dân đang ở các khu vực cách ly và các gia đình hội viên hoàn cảnh khó khăn. Hội Nông dân tỉnh đã trực tiếp tổ chức giải cứu trên 35.000 quả trứng gà của trang trại nông dân Phan Bân huyện Phú Vang; phối hợp tư vấn, giới thiệu để tiêu thụ gạo hữu cơ cho hội viên nông dân tại xã Phong Hiền huyện Phong Điền; kết nối tiêu thụ giải cứu 6.000 con vịt của hội viên Hoàng Thị Liên tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền; Hội Nông dân thành phố phối hợp với Hội Nông dân phường An Hòa, Hương Long giúp 3 gia đình HVND giải cứu 6.650 con vịt trị giá trên 550 triệu đồng; Hội Nông dân Phong Điền phối hợp giới thiệu kết nối với Hội nữ doanh nhân tỉnh tiêu thụ các nông sản cho nông dân trên địa bàn. Cụ thể tiêu thụ 1.000 con vịt của anh Thành thị trấn Phong Điền, xã Phong Chương 1.000 con vịt, xã Phong Xuân 10.000 con gà, tiêu thụ gạo hữu cơ Hợp tác xã An Lỗ xã Phong Hiền. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh tổ chức đi thăm 06 chốt kiểm soát (chốt chặn liên ngành kiểm soát phòng dịch tại xã A Roàng, A Lưới; chốt kiểm soát y tế số 4 và số 5 đóng tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc; chốt kiểm soát tại đỉnh đèo Hải Vân; chốt chặn kiểm soát đèo số 32 tại tuyến đường cao tốc La Sơn-Túy Loan, huyện Nam Đông; chốt kiểm soát y tế tỉnh lộ 22, huyện Phong Điền) và 01 Khu cách ly tập trung phường Hương Sơ, thành phố Huế. Kinh phí trao quà lần này có tổng trị giá 18 triệu đồng được trích từ kinh phí vận động cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh. Những phần quà gồm sữa, nước suối, nước yến, mỳ tôm, bánh các loại là những phần quà thiết thực ý nghĩa mà cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh hướng tới lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch covid trên địa bàn tỉnh.

Qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trải qua các thời kỳ cách mạng, được Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, dìu dắt, Hội Nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, lãnh đạo giai cấp nông dân, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức thành một khối vững chắc, làm nòng cốt cho các phong trào cách mạng ở tỉnh nhà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nông dân tỉnh ThừaThiên Huế đã phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tuyên truyền vận động nông dân tham gia vào các phong trào hành động cách mạng, thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của tỉnh nhà.

Ghi nhận, biểu dương thành tích giai cấp nông dân và Hội Nông dân tỉnh ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã tặng thưởng nhiều huân chương và bằng khen cho tập thể, cá nhân cán bộ hội viên, nông dân. Hội Nông dân tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; được tặng 03 Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Hội (năm 2013, 2015) và UBND tỉnh (năm 2016); Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Cờ thi đua xuất sắc năm 2016. Trung ương Hội tặng Cờ thi đua xuất sắc nhiệm kỳ 2013-2018. Đang đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng Nhất cho cán bộ, hội viên nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

TRUYỀN THỐNG CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ HỘI NÔNG DÂN HUYỆN A LƯỚI (1977-2020)

 

A Lưới là một huyện miền núi biên giới, phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Được thành lập vào ngày 03 tháng 3 năm 1976, có diện tích tự nhiên là 1.224,63 km2, có 18 xã, 01 thị trấn. Dân số đến ngày 30/8/2020 là 52.130 người, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc như: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh; Dân tộc thiểu số chiếm trên 80% so với tổng dân số toàn huyện.

Nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, có 100 Km chạy dọc chiều dài của huyện, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Nam-Bắc; có thể thông thương thuận lợi, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Huyện có 2 cửa khẩu là: A Đớt-Tà Vàng, của tỉnh Sê Kông và Hồng Vân-Kutai của tỉnh SaLavan, với 85 km đường biên giới với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của địa bàn A Lưới đối với sự nghiệp cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đồng bào A Lưới đã kề vai sát cánh cùng với bộ đội chủ lực, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc căn cứ địa Cách mạng, kho tàng, tuyến hành lang chiến lược để chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc A Lưới đã đóng góp 33.837 tấn lương thực, thực phẩm, 4.560 lượt dân công hỏa tuyến, 7.850 lượt công dân lên đường nhập ngũ, 1,5 triệu ngày công phục vụ chiến đấu; có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, Anh hùng Cu Trip, Anh hùng Hồ Vai, Anh hùng Kăn Lịch, Anh hùng Kăn Đơm, Anh hùng Bùi Hồ Dục, Anh hùng Hồ A Nun và nhiều tấm gương tiêu biểu khác; có 577 liệt sỹ, 1.086 thương binh, hàng ngàn gia đình có công, gần 10 nghìn người và 5.000 hộ gia đình tham gia cách mạng. Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho 08 cá nhân, 18  tập thể (gồm:16 xã, Đại đội 12 và Huyện A Lưới); Toàn huyện có 28 Mẹ được phong tặng  “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Suốt chặng đường 43 năm qua, đối với A Lưới là cả một chặng đường đầy thử thách và gian khổ, một cuộc Cách mạng to lớn phải đổi bằng máu và nước mắt, cả trí tuệ của cán bộ và nhân dân huyện nhà nói chung, Hội Nông dân huyện A Lưới nói riêng. Có được ngày hôm nay, chúng ta không quên công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ đã dẫn đường chỉ lối cho dân tộc và Giai cấp chúng ta. Đặc biệt 18 năm chống Mỹ cứu nước, A Lưới đã trở thành căn cứ Cách mạng “tất cả vì Miền Nam ruột thịt, một tấc không đi một li không dời, bám trụ để giữ đất, giữ làng để tăng gia sản xuất nuôi Bộ đội đánh giặc”. Nơi đây vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến. Đã bao nhiêu người nông dân tham gia đánh giặc và đã ra đi quên mình vì độc lập dân tộc.

Cán bộ, nông dân huyện A Lưới vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo ra một chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế - xã hội – an ninh - quốc phòng sau chiến tranh được giữ vững.

Năm 1977 Hội Nông dân huyện A Lưới mới thành lập, tuy trong thời gian đó rất mới mẻ, nhưng nó đã trở thành một nhân tố quan trọng trong phong trào nông dân, đã vận động nông dân làm ăn có tổ chức và nề nếp, từng bước xoá dần tư tưởng du canh, du cư, củng cố và phát triển cách làm ăn mới theo hướng định canh, định cư.

Qua 10 kỳ tổ chức Đại hội, Hội Nông dân huyện A Lưới và các xã, thị trấn được củng cố và kiện toàn, hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Từ một tổ chức ban đầu chỉ có Thường trực huyện Hội, ở mỗi cơ sở mới cử được một đồng chí làm Chủ tịch, Ban chấp hành Hội các cấp chưa thành lập được.Trong 18 cơ sở xã, có 3 cơ sở trắng không có tổ chức Hội, phương thức hoạt động còn thụ động dựa vào chính quyền là chủ yếu. Sau 43 năm vận động và phát triển Ban chấp hành Hội Nông dân huyện có 31 đồng chí ủy viên Ban chấp hành cấp huyện, có 18 đơn vị cơ sở Hội với 148 ủy viên Ban chấp hành và 97 chi hội. Đội ngũ cán bộ hội được tập huấn về nghiệp vụ công tác hội, khoa học kỹ thuật liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Về hội viên, năm 1977 có 2000 hội viên, nay đã phát triển được 6.764 hội viên.

Đại hội lần thứ I vào tháng 7/1977, Đại hội đã bầu 15 Ban chấp hành, 3 Thường trực do đồng chí Quỳnh Pi làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện A Lưới.

Sau đồng chí Quỳnh Pi nghỉ hưu, thì đồng chí A Tách được bầu bổ sung làm Chủ tịch Hội Nông dân. Đến năm 1982 đồng chí A Tách chuyển công tác khác, sau đó bầu bổ sung đồng chí A Tum làm chủ tịch, đến năm 1984 đồng chí A Tum do bệnh hiểm nghèo mất, thì đồng chí Cu Rải được bầu bổ sung làm chủ tịch.

Đại hội lần thứ II Hội Nông dân huyện A Lưới, bầu 15 Uỷ viên Ban chấp hành, 3 Uỷ viên Thường vụ, do đồng chí Cu Rải làm chủ tịch Hội Nông dân huyện.

Đại hội lần thứ III hội Nông dân huyện A Lưới, bầu 25 Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nông dân huyện, 7 Uỷ viên Thường vụ, bầu đồng chí Hồ Thanh Xoa làm chủ tịch.

Đại hội lần thứ IV, Hội Nông dân huyện A Lưới bầu 25 Uỷ viên Ban chấp hành, 7 Uỷ viên Thường vụ, Chủ tịch Hội Nông dân do đồng chí Hồ Thanh Xoa.

Đại hội lần thứ V, Đại hội Hội Nông dân huyện A Lưới bầu 25 Uỷ viên Ban chấp hành, 7 Uỷ viên Thường vụ, đồng chí Hồ Thanh Xoa tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện.

Đại hội lầm thứ VI, Đại hội Hội Nông dân huyện A Lưới bầu 25 Uỷ viên Ban chấp hành, 7 Uỷ viên Thường vụ, do đồng chí Hoàng Vỹ làm Chủ tịch.

Đại hội lần thứ VII, Đại hội Hội Nông dân huyện A Lưới, bầu 25 Ban chấp hành, 7 Uỷ viên Thường vụ, do đồng chí A Moong Bui làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện A Lưới. Đến năm 2004 đồng chí A Moong Bui do mắc bệnh hiểm nghèo nên qua đời. Sau năm 2004 bầu bổ sung đồng chí Pi Riu Rao làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện A Lưới.

Đại hội lần thứ VIII, Đại hội đã bầu 29 Uỷ viên Ban chấp hành, 9 Uỷ viên Thường vụ, do đồng chí Pi Riu Rao làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhiệm kỳ 2007 - 2012. Đến năm 2010 đồng chí Pi Riu Rao do điều kiện sức khỏe nên xin nghỉ trước tuổi, đồng thời Ban chấp hành Hội Nông dân huyện A Lưới bầu bổ sung đồng chí Hồ Thị Hiền giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nông dân huyện nhiệm kỳ 2007 - 2012.

Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018 đã bầu ra 31 đồng chí Ủy viên Ban chấp hành, 09 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, tiếp tục giới thiệu và bầu đồng chí Hồ Thị Hiền giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nông dân huyện A Lưới khóa IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018.

Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Đại hội đã bầu 31 đồng chí ủy viên Ban chấp hành, 09 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, tiếp tục giới thiệu và bầu đồng chí Hồ Thị Hiền giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nông dân huyện A Lưới khóa IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Đến năm 2020 đồng chí Hồ Thị Hiền chuyển công tác theo sự phân công của Đảng bộ huyện A Lưới, đồng thời được giới thiệu và bầu đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nông dân huyện A Lưới khóa IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Xuất thân từ giai cấp Nông dân, là một tổ chức chính trị của giai cấp, Hội Nông dân luôn xác định là tổ chức tin cậy của nông dân, là cầu nối liền sự lãnh đạo của Đảng với giai cấp nông dân là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức, Hội vừa là người đại diện cho lợi ích chính đáng của đồng dảo quần chúng nhân dân, vận động nông dân thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Phong trào nông dân tăng gia sản xuất giỏi ngày càng được nâng lên. Từ một vùng lau lách còn nhiều vết thương chiến tranh để lại nặng nề, ngày nay trở thành những cánh đồng ruộng, vườn cây, ao cá…

Một số kết quả nổi bật trong 9 tháng đầu năm 2020

A Lưới từ một huyện đói nghèo, nay đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đời sống của Hội viên, nông dân toàn huyện ngày càng nhiều khởi sắc.

Từ cuộc sống du canh, du cư, phát cốt đốt trỉa tự cung tự cấp, ngày nay đồng bào các dân tộc đã đi vào ổn định. Định canh, định cư, tách hộ, lập vườn, phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại. Trong nông thôn hiện nay đã xuất hiện nhiều nhân tổ Nông dân làm ăn giỏi, mô hình mới, điển hình trong sản xuất, chăn nuôi.

Ruộng nước toàn huyện có 1.054 ha, năng suất 56,8 tạ/ha, diện tích khoai, rau, đậu các loại: 299,3ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 8.766 tấn; chuối hàng hóa 238,7 ha. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người 27 triệu/người/năm, nạn đói đã được đẩy lùi.

Phát triển kinh tế rừng cũng được Đảng, nhà nước quan tâm, đến nay đã trồng được 15 nghìn ha (chủ yếu là cây keo); cây cao su 1.198,6 ha. Về chăn nuôi nhiều mô hình điển hình trong chăn nuôi bò, dê, lợn, gia cầm... có hiệu quả kinh tế cao, và nhiều công trình phục lợi dân sinh phục vụ sản xuất và đời sống đã phối hợp được sự đóng góp của nhà nước và nông dân cùng làm để làm cho bộ mặt về vật chất, văn hoá tinh thần có đổi thay đáng kể, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã được phát triển như trạm, trường, đường, điện và nhiều cơ sơ khác.. Đặc biệt quan tâm đời sống của đông đảo cán bộ, nông dân về học hành, chữa bệnh đã được cải thiện, Văn hoá thể dục Thể thao phát triển, các tập tục mê tín dị đoan được đẩy lùi, phong trào đền ơn đáp nghĩa “ uống nước nhớ nguồn” được phát huy duy trì, các hoạt động xã hội ngày càng được phát triển và tiến bộ rõ nét hơn.

Trong 9 tháng đầu năm công tác tuyên truyền, đã tổ chức được: 227 buổi, có trên 5.742 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham gia, nhằm đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định đời sống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 05/8/2019 của Ban chấp hành trung ương Hội về việc xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp: Sau khi có Nghị quyết và hướng dẫn của TƯ, của tỉnh Hội về xây dựng dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ hội nông dân huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội rà soát, xây dựng đề án thành lập, tuy nhiên do điều kiện thực tế trên địa bàn huyện nên đến nay việc thành lập chi hội, tổ hội nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW, ngày 05/8/2019 của Ban chấp hành trung ương Hội về việc tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng Hội viên Hội Nông dân Việt Nam: Công tác nâng cao chất lượng hội viên, hoạt động Hội và phát triển hội viên luôn được các cấp Hội chú trọng, Hội nông dân huyện thường xuyên chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở Hội về công tác rà soát, quản lý Hội viên: Trong 9 tháng đầu năm đã phát triển được 72 hội viên vào tổ chức Hội. Đến nay tổng số hội viên trên toàn huyện 6.764 hội viên (so với năm 2019 giảm: 150 hội viên, lý do: tại 02 thôn xã Hồng Thủy chuyển qua Quảng Trị; còn lại 25 hội viên chuyển sinh hoạt, mất, đi làm ăn xa). Trong đó Hội viên nòng cốt 2.535 (chiếm 36% tổng số hội viên);

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW, ngày 05/8/2019 của Ban chấp hành trung ương Hội về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời ký mới: Trong 03 ngày 26 - 28/8/2020 Ban Thường vụ phối hợp cùng Trung tâm Chính trị huyện tổ chức mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội với sự tham của hơn 80 học viên là cán bộ cấp cơ sở

Kiện toàn thành công chức danh Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện kiện toàn lại Ủy ban Kiểm tra cấp cơ sở ra quyết định công nhận bổ sung Ban Chấp hành các xã Trung Sơn, Quảng Nhâm, Hồng Thượng cũng đã được thực hiện kịp thời đúng theo qui định.

Việc tổ chức sinh hoạt tại các chi, tổ Hội được các cấp hội tổ chức, thực hiện thường xuyên, đa dạng, phong phú, đúng theo Điều lệ quy định; bên cạnh đó công tác củng cố, xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo, đặc biệt chú trọng việc lựa chọn cán bộ Chi hội, tổ hội có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, uy tín

Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên được Ủy Ban Kiểm tra huyện, xã, thị trấn tham mưu và thực hiện thường xuyên, coi đây là nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân. Trong 09 tháng đầu năm Hội Nông dân huyện đã tiến hành kiểm tra nghiệp vụ công tác Hội và việc thực hiện Điều lệ hội tổ chức kiểm tra được trên 90% cơ sở Hội; cùng với ngân hàng Chính sách tham gia các đợt giao dịch tại 16 cơ sở có vốn ủy thác do cấp Hội quản lý; chỉ đạo các cơ sở Hội tiến hành kiểm tra và hướng dẫn các Chi hội trong việc thực hiện các Chỉ tiêu giao đầu năm.

Biểu dương, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động của Hội, trong 6 tháng đầu năm 2020 Hội Nông dân huyện giới thiệu và đề nghị với UBND huyện biểu dương, khen thưởng 09 hộ Hội viên nông dân, 01 tập thể cơ sở Hội tiêu biểu trong phong trào sản xuất, chăn nuôi.

Căn cứ theo hướng dẫn tại Quy định số 944 của Trung ương Hội NDVN về tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, ngay từ đầu năm hội nông dân huyện đã hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức rà soát và đăng ký hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đúng theo quy định của Trung ương, trong năm đã có 2.535 hộ ND đăng ký hộ NDSXKDG các cấp.

Để người dân có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi ngay từ đầu năm Hội Nông dân huyện có văn bản, chương trình phối hợp cụ thể với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN huyện. Đến nay số vốn tại Ngân hàng CSXH do cấp Hội quản lý có 86 Tổ tiết kiệm và vay vốn (giảm 06 tổ: chuyển qua Hội CCB và Đoàn TN), với 3.818 thành viên tham gia các chương trình, với tổng dư nợ trên 131 tỷ đồng, bên cạnh đó thực hiện theo Nghị định 55 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân huyện phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ Hội cấp cơ sở, triển khai các nội dung, quy định cụ thể liên quan nêu trong nghị định 55, đến nay đã có 05 đơn vị cơ sở Hội tín chấp vay vốn qua kênh Ngân hàng Nông  nghiệp và PTNT, thành lập được 05 tổ, với tổng số tiền trên 23 tỷ đồng. Nhìn chung công tác cho vay, thu nợ, xử lý nợ được Hội Nông dân các cấp và Ngân hàng phối hợp thực hiện tốt; đa số hội viên nông dân được vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế.

Thực hiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa V) về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ sở Hội trong việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn tại đơn vị mình;

Trong thời gian qua Hội nông dân huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và kiến thức về quản lý kinh tế tập thể; Khảo sát nắm bắt tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân, chủ động hướng dẫn thành lập mô hình kinh tế tập thể (trọng tâm là tổ hợp tác) đa dạng về hình thức, nội dung hoạt động cụ thể thiết thực phù hợp với trình độ của nông dân; Phối hợp cùng với UBND huyện khảo sát xây dựng đề án thương hiệu “Bò A Lưới”.

Chương trình xây dựng nông thôn mới là mục tiêu lớn của Đảng và nhà nước ta phát động, nhằm xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang về vật chất và thay đổi tư duy mới của người dân theo hướng tích cực: Đến nay có 9.235 hộ hội viên, nông dân đăng ký hộ gia đình văn hóa. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trên địa bàn huyện đóng góp 125 triệu, trên 2.135 ngày công lao động để làm mới và sửa chữa đường giao thông liên thôn, liên xóm, kênh mương nội đồng v.v…; đồng thời hội viên, nông dân đã tích cực tương trợ, giúp đỡ nhau tại cộng đồng về vật tư, giống cây trồng, vật nuôi; chỉ đạo các cơ sở xây dựng ít nhất là 01 công trình Cán bộ - Hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh về “ngày Chủ nhật xanh”.

Việc phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân: Trong 09 tháng qua đã phát triển được nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân là 161.000.000đ (trong đó HĐND huyện cấp bổ sung 150.000.000 đồng, nguồn vận động 11.000.000 đồng), nâng tổng số Quỹ Hỗ trợ Nông dân tính đến thời điểm hiện tại lên 895.586.000 đồng. Đây là nguồn quỹ rất thiết thực nhằm để hỗ trợ thêm cho các hộ Hội viên nông dân còn gặp khó khăn về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Từ nguồn quỹ đã giải quyết hỗ trợ được cho 98 hộ vay; bên cạnh đó cũng đã xây dựng được một số tiểu dự án hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi tại các xã như:  Hỗ trợ nuôi Gà tại Quảng Nhâm, sơn Thủy; Hỗ trợ nuôi Dê tại Hồng Thủy; Hồng Hạ, A Đớt, Thị trấn; Hỗ trợ chăn nuôi Bò tại Hồng Thượng...qua thẩm định và kiểm tra các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, bước đầu các hộ vay đã có những bước phát triển tích cực, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình ngày càng đi lên.

Được sự quan tâm của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã phân bổ cho Hội Nông dân huyện xây dựng 02 dự án chăn nuôi “Bò sinh sản” tại 02 đơn vị cơ sở Hội (Hồng Thủy và Quảng Nhâm) và đã được giải ngân, với tổng số vốn cả 02 dự án là 500 triệu đồng cho 17 hộ hội viên nông dân vay. Nâng tổng số vốn các dự án cấp huyện quản lý lên 2.350 triệu đồng/12 dự án/81 hộ vay.

 Kết quả thực hiện chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách- Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn: Tổng dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội đến nay là trên 131 tỷ với 3.818 hộ nông dân được vay. Việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các cấp hội được thường xuyên, nên nợ quá hạn và lãi tồn qua kênh Ngân hàng CSXH huyện thấp; Thực hiện Nghị định 55 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân huyện đã tín chấp vay vốn qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, thành lập được 05 tổ, với tổng số tiền trên 23 tỷ/385 hộ HVND tham gia vay.

Phối hợp với Phòng nông nghiệp, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y... tổ chức được 27 lớp tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, phòng chống sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón đúng lưu lượng, đúng cách...với 1.121 lượt hội viên, nông dân tham dự; phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện và Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân - Hội nông dân tỉnh tổ chức mở được 7 lớp dạy nghề với 205 hội viên nông dân, con em hội viên nông dân tham gia học.

 Trong thời gian qua Hội nông dân từ huyện đến cơ sở đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai cụ thể đến cán bộ và Hội viên nông dân trên địa bàn, phân tích rõ cho người dân hiểu hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia cùng với Đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả quyết định 217 của Bộ chính trị. Cùng với UBMTTQVN huyện tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và quy chế dân chủ tại 18 cơ sở và một số cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện… Qua giám sát, đã kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện đúng, có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Hội viên nông dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Nhiều kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.

- Thực hiện Quyết định 218 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI)  về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân tham gia góp ý kiến, xây dựng cấp ủy Đảng và đảng viên theo tinh thần Nghị quyết số 12, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” qua học tập, góp ý trong cán bộ, hội viên nông dân đã chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, đạo đức lối sống, lề lối làm việc, trong sản xuất cũng như trong đời sống của cán bộ, hội viên nông dân; Trong 09 tháng đầu năm các cấp Hội giới thiệu đến Chi bộ Đảng kết nạp 12 Hội viên nông dân ưu tú vào hàng ngũ của Đảng.

Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong thời kỳ mới góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương vận động con em nông dân đến tuổi thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ và đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho các gia đình có con em lên đường nhập ngũ với số tiền trên 135 triệu đồng.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 02 CTrPH/HND-CBP, ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Hội Nông dân huyện và Cụm Biên Phòng cụm tuyến núi “về việc vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới giai đoạn 2018 – 2023”, cùng với các đồn Biên phòng tuyến núi tổ chức tuyên truyền tại các xã biên giới, với nội dung cụ thể như Chương trình hành động số 22 – CTr/TU ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn; Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và một số nội dung liên quan đến công tác quốc phòng – an ninh trên địa bàn và một số nội dung chuyên đề liên quan đến an ninh, quốc phòng… và đã được đông đảo hội viên nông dân tham gia.

Kết quả có được như ngày hôm nay của huyện nhà trước hết là thắng lợi của đường lối đổi mới của Đảng, là kết quả của công tác vận động quần chúng của Đảng thông qua hệ thống Chính trị và thu được sức mạnh của đông đảo quần chúng nông dân tham gia. Chúng ta đã biết sức mạnh tinh thần thành lực lượng vật chất để từng bước chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.

Hội Nông dân và Giai cấp nông dân ngày nay đang tiếp tục sự nghiệp truyền thống của mình, Hội luôn đặt những trách nhiệm nặng nề trước quần chúng nhân dân, do đó đã thường xuyên nhìn nhận và rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, hội viên nông dân thực hiện hoạt động phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia các phong trào thi đua được sôi nổi. Trong chỉ đạo, Hội luôn lấy công tác chính trị , tư tưởng làm nền móng để tập hợp, thuyết phục vận động nông dân tham gia thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và xây dựng tổ chức hội vững mạnh, xây dựng nông thôn mới.

Hội luôn coi trọng tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn và tinh thần đoàn kết nội bộ, là sức mạnh tổng hợp đã tạo nên kết quả từng nội dung, hoạt động các công việc đó trong suốt 43 năm qua. Dù tổ chức hội chưa hoàn thiện, hoạt động có lúc còn phân tán, trình độ cán bộ còn non yếu, tổ chức cán bộ còn thiếu sự đồng bộ, song Hội Nông dân các cấp đã cùng với Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ngành Đoàn thể vận động nông dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ những thực tế đã làm Hội Nông dân các cấp rút được những kinh nghiệm quý giá, muốn có những phong trào Cách mạng của nông dân thì phải có sự lãnh đạo, sự phối hợp của nhiều ngành, có sự giúp đỡ của chính quyền, trong đó cả sự cố gắng tự vận động của hội là yếu tố quyết định, đồng thời đem lại lợi ích về mặt vật chất tinh thần, văn hoá cho nông dân. Hội phải nắm vững những quan điểm của Đảng, những nội dung trọng tâm liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Nắm vững tâm tư nguyện vọng và lợi ích thiết thực của Hội viên nông dân. Thông qua nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng tổ chức hội vững mạnh toàn diện. Tổ chức hội phải đổi mới phương thức làm việc phù hợp. Cán bộ hội cần thực hiện “chân đi – mặt thấy – tai nghe – miệng nói – tay làm – óc nghĩ” như Bác Hồ đã dạy.

Nhìn lại chặng đường 90 năm xây dựng và phát triển, Giai cấp Nông dân Việt Nam nói chung và cán bộ Hội viên nông dân huyện A Lưới nói riêng rất tự hào về truyền thống vẻ vang và những cống hiến của mình vào sự nghiệp Cách mạng, giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc thân yêu, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu đã hết lòng chăm lo hạnh phúc cho toàn dân, Hội Nông dân và Giai cấp Nông dân chúng ta nguyện cùng với Đảng và cả hệ thống chính trị không ngừng tăng cường khối liên minh vững chắc, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết chuyên đề của Hội Nông dân các cấp, Xứng đáng là lực lượng nòng cốt của Cách mạng, ra sức thi đua để đóng góp nhiều hơn nữa cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở huyện nhà và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN./.

NHV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.087.003
Truy cập hiện tại 1.001