Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Tin chính
Quay lại123456Xem tiếp

Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5130Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5131Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5132Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5133Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5134Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Huyện A Lưới sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư về công tác Dân tộc và chính sách Dân tộc, giai đoạn 2014 - 2019
Số lượt xem 5135Ngày cập nhật 21/06/2019
A Lưới ngày nay

Trong không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ ba, khai mạc vào sáng ngày 21/6/2019, nhân dịp này, Trang thông tin điện tử Huyện ủy xin giới thiệu cùng bạn đọc những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa bàn huyện A Lưới.

 

Hiện nay, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở (tháng 4/2019) huyện A Lưới có 20 xã, 01 Thị trấn; với 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống; tổng số dân khẩu toàn huyện là 48.543 người (trong đó dân tộc thiểu số 38.121 người, chiếm 78,50%; dân tộc kinh 10.463 người, chiếm 21,50%); toàn huyện có 90 thôn, 07 tổ dân phố, 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 06 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới được hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Bức trướng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện tặng Đại hội các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024

5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết của HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2021; đặc biệt, là việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, giai đoạn 2014 - 2019; dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó nổi lên một số kết quả sau.

Đại hội MTTQVN huyện, nhiệm kỳ 2014 - 2024 thành công, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện A Lưới

Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 tiếp tục được đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình, trong đó đầu tư xây dựng 59 công trình đường giao thông, 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, 03 công trình thủy lợi, nâng cấp 08 trường học, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình phụ trợ; Đầu tư  2,4 tỷ đồng sửa chữa 29 công trình, trong đó có 12 đường giao thông, 04 nhà sinh hoạt công cộng, 04 công trình thủy lợi, 04 trường học, 03 công trình nước sạch, 01 công trình phụ  trợ và trạm y tế xã; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi heo, bò, dê, cá và các mô hình khác như hỗ trợ trồng cây ăn quả, chuối hàng hóa.

Thực hiện hỗ trợ các chính sách Quyết định số 755/QĐ-TTg  với tổng số vốn là 5,8 tỷ đồng/1.200 hộ. Trong đó, vốn hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: 2 tỷ đồng/152 hộ; Mua sắm nông cụ sản xuất, nghề khác: 2 tỷ đồng/435 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn là 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay vốn; Vốn vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 4 tỷ đồng/550 hộ. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã cấp 4,8 tỷ đồng cho hơn 12 nghìn hộ/51 nghìn khẩu. Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2012/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) với số tiền là 517 triệu đồng, tổng số người có uy tín được phê duyệt là 569 lượt người, tại 19 xã, thị trấn; đã có hơn 250 lượt người có uy tín đã được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và trên 200 lượt người có uy tín được đi tham quan học tập ở trong và ngoại tỉnh.

Dân kiểm tra sự phát triển của bò sau thời gian chăn nuôi

Dân bổ sung thức ăn tinh và nước uống cho bò

Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm khuyến khích, tăng cường khả năng, ý chí tự lập, tự vươn lên thoát nghèo của người dân, một số chính sách đã giảm dần từ hỗ trợ 100% vốn đến chỉ thực hiện hỗ trợ một phần như: chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg đã huy động đóng góp của người dân với số vốn vay chiếm 37% trong tổng số vốn thực hiện và tiền mặt tại hộ gia đình; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động 10% đóng góp của người dân; chuyển từ vay vốn không lãi theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg  thành vay vốn có lãi suất (0,1%/tháng) theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và tăng lên theo lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Sự thay đổi này không chỉ huy động được nguồn vốn của người dân mà còn giúp thay đổi tư duy, phát huy được nội lực, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng.

So với năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 920 tỷ đồng, tăng 154 tỷ; Tổng thu ngân sách đạt 108 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/năm, tăng 7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580 tấn, tăng 1.245 tấn. Tổng đàn gia súc: 44.000 con, tăng 8.200 con, trong đó đàn trâu: 3.206 con, đàn bò: 10.940 con, đàn lợn: 24.627 con, đàn dê: 5.220 con. Tổng đàn gia cầm: 334.810 con, tăng 123.288 con. Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh chương trình phát triển đàn bò, nhờ đó tổng đàn tăng lên 3.412 con so với năm 2014.

Tiểu thủ công nghiệp dần được khẳng định, đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu dèng tập thể và chổi đót tại Hợp tác xã Hoàn Thiện (A Ngo); các hợp tác xã đều do bà con người dân tộc thiểu số điều hành, đây là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cũng như tư duy trong lựa chọn nghề, tạo thu nhập, đặc biệt là từ lĩnh vực thương mại.

Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và di tích lịch sử phát triển mạnh. Có nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. A Lưới đang từng bước xây dựng để trở hành một huyện du lịch xanh, là một điểm đến yêu thích, tạo việc làm, thu nhập và định hướng nghề mới cho bà con người dân tộc thiểu số.

Thác Tà Rê điểm mới du lịch sinh thái chưa được khai thác

Đồ dùng đồng bào dân tộc trưng bày tại Bảo tằng huyện

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trên lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, gìn giữ. Nhiều nhà rông, nhà gươl được đầu tư xây dựng tại xã Nhâm, A Roàng, A Ngo, Phú Vinh, Hồng Hạ. Đặc biệt tại thôn 6, xã Hồng Thủy, nhiều nhà dài vẫn được bà con bảo tồn, tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nếu được khai thác sẽ trở thành homestay đúng nghĩa của du lịch cộng đồng. Các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống, chiêng...thường xuyên được sử dụng vào các ngày lễ hội, hội thi và được các nghệ nhân tâm huyết truyền dạy cho con cháu. Các món ăn truyền thống của bà con ngày càng phổ biến, trở thành đặc sản địa phương, không chỉ có trong thực đơn của nhà hàng mà còn là món quà tặng cho bạn bè, người thân, du khách như thịt khô, muối tiêu rừng, muối kiệu...tạo nên hương vị ẩm thực vùng cao và cũng là nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Nghề truyền thống như đan lát đồ gia dụng, làm chổi đót cũng được bà con, các nghệ nhân lưu giữ, phát triển, phục vụ nhu cầu xã hội hàng ngày, trở thành mặt hàng chất lượng được nhiều người ưa dùng. Nghề dệt dèng được khôi phục và phát triển thông qua các làng nghề, hợp tác xã dệt dèng với sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; điều đáng mừng là Nghề dệt dèng của bà con dân tộc Tà ôi được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các lễ hội truyền thống được quan tâm tổ chức, phục dựng hàng năm như “A riêu a da”,  “A riêu car”; dân ca, dân nhạc, dân vũ thường xuyên được trình diễn tại các ngày hội văn hóa, các hội thi...và được các nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy. Nhằm bảo tồn tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số, nhiều lớp học đã được tổ chức thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức người kinh tham gia học tập. Nhiều câu chuyện cổ đã được sưu tầm, viết thành sách bằng tiếng Việt và phiên âm tiếng dân tộc thiểu số bằng tiếng Việt. Các lễ hội được thực hiện đúng nghi thức, không kéo dài gây tốn kém, lãng phí; không thực hiện lễ hội dâm trâu, đảm bảo tính nhân văn đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Giảm dần tình trạng thách cưới, một số gia đình đã bỏ hoàn toàn.

Zèng A Lưới 

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục ngày càng hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng; trường lớp được đầu tư bài bản, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đã giúp cho các trường học được mở rộng, hoàn chỉnh, khang trang hơn. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48%. 100% cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học và sau đại học là 752 người (có 32 thạc sĩ), chiếm 58,7%. Huyện A Lưới được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm tăng từ 1 đến 2%;  tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS trên 99,0%, tốt nghiệp THPT đạt từ 78 đến 82%.

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; có 17/21 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh từ cấp huyện đến tận thôn bản với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và y tế cộng đồng. Khám khám bảo hiểm y tế được quan tâm, 100% hộ nghèo có bảo hiểm y tế. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2018 đạt dưới 12% giảm 7,57% so với năm 2014.  Hôn nhân cận huyết đã được khắc phục; tình trạng tảo hôn đã được hạn chế (so với năm 2014 giảm được 10 trường hợp) đã giúp cải thiện, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nông thôn ngày càng khởi sắc. Đã hoàn thiện xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. Đến nay 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 100 % xã có đường liên thôn được cứng hóa,  gần 100% hộ sử dụng điện lưới Quốc gia, 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất đạt 76%. Nhà văn hóa thôn, xã cơ bản được xây dựng đã đi vào hoạt động.

Nhiều tuyến đường sản xuất, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông, lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Hệ thống kênh mương thường xuyên được xây dựng, nâng cấp, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tưới tiêu và góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt đối với lúa nước.

Về thực hiện công tác giảm nghèo được đẩy mạnh; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,64%, cận nghèo là 10,66% (chuẩn nghèo củ); năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng lên 35,04%, cận nghèo là 12,08% (chuẩn nghèo đa chiều). So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 21,51%, giảm 13,53%; tỷ lệ cận nghèo là 13,4%, tăng 1,32%. Năm 2019 kế hoạch giảm thêm 3% hộ nghèo và 3% hộ cận nghèo. 

Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chính sách, chương trình bao gồm cả những chính sách dân tộc, chương trình Nông thôn mới, chính sách đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng ưu đãi…Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về trợ giúp xã nghèo trên 25% của 2 huyện Nam Đông - A Lưới, hộ nghèo, cận nghèo có thêm sự giúp đỡ của các đơn vị cấp tỉnh, huyện. Số kinh phí hỗ trợ trong 2 năm 2017-2018 là 5,223 tỷ đồng/1.997 hộ được thụ hưởng để xây dựng, sửa chữa nhà ở; Hỗ trợ điện thắp sáng nông thôn; đường giao thông nông thôn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đã có 2/18 xã đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới là xã Phú Vinh và A Ngo. Tổng số tiêu chí đạt: 225 tiêu chí, tăng 39 tiêu chí so với năm 2014; bình quân tăng 0,4 tiêu chí/năm/mỗi xã. Cả giai đoạn bình quân mỗi xã đạt 12,5 tiêu chí/xã, đạt 65,7% so với bộ tiêu chí. Từ những kết quả trên cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra rộng khắp, có sức lan tỏa lớn, không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà cả trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện, các chính sách dân tộc trong Chiến lược công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế nhất định; cụ thể là:

Nhìn tổng quan, đời sống của đại đa số hộ đồng bào dâ tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn thấp, vẫn còn tái nghèo. Tinh thần tự lập, phát huy nội lực vươn lên làm giàu chưa nhiều; chưa chủ động tìm kiếm việc làm, số lượng thanh niên chưa có việc làm thường xuyên còn cao.

Phần lớn bà con người dân tộc thiểu số chưa hình thành nếp sống chi tiêu hợp lý, chưa biết tiết kiệm, tích lũy tiền để dự phòng. Một số tập quán lạc hậu vẫn chưa được khắc phục như thách cưới, tảo hôn, việc đóng góp để làm phong tục vẫn còn khá nặng nề.

Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất  vẫn còn tương đối nhiều. Sản xuất manh mún, tập tục canh tác cũ chậm được đổi mới nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng chưa được cải thiện nhiều, chưa tập trung sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, thu nhập không bù đắp đủ chi phí sản xuất. Các mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, chưa thực sự bền vững.

Những hạn chế, yếu kém trên được xác định bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở một số vấn đề, đó là:

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên và sinh kế của người dân không thuận lợi; năng lực, trình độ nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho công tác giảm nghèo còn trùng lặp, chưa tập trung; định mức đầu tư/hộ nghèo thấp, chưa đủ để thoát nghèo; chưa có nhiều chính sách đầu tư cho hộ cận nghèo để tránh tái nghèo.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn. Hiệu quả của việc nhân rộng các mô hình sinh kế và tái đầu tư còn hạn chế. Công tác lồng ghép các nguồn vốn để phát huy hiệu quả tối đa chưa được chú trọng nhiều. Công tác vận động, tuyên truyền nân cao nhận thức cho đồng bào chưa có nhiều đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiếp tục thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp sau: 

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đã được đề ra trong công tác dân tộc theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm “tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã biên giới, các xã, thôn nằm trong chương trình 135.

Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững. Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; nhất là các hộ đồng bào dân tộc ở khu tái định canh, định cư.

Tăng cường thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất. Giúp cho đồng bào đa dạng hóa sinh kế, biến nông sản trở thành hàng hóa, bà con biết giao thương, buôn bán tạo thêm thu nhập.

Xây dựng nếp sống văn minh, từ khâu chế biến nông sản để cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn; Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích luỹ trong tiêu dùng,  nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu rủi ro. Nêu cao tinh thần không trông chờ ỷ lại, quyết tâm vượt khó, có ý thức làm giàu chính đáng và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, bản, làng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương như: Trồng cây ăn quả vùng gò đồi, trồng rừng kinh tế; trồng hoa chất lượng cao; phát triển đàn bò; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống và các hợp tác xã dệt dèng, nông sản; phát triển du lịch cộng đồng, lịch sử…

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc chăm lo giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, tăng cường khám chữa bệnh cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tảo hôn, không để xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt dèng, đan lát… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn thành sách và mở các lớp truyền dạy  để bảo tồn văn hóa cho thế hệ sau. Vận động, tuyên truyền bà con giảm dần tục thách cưới, tảo hôn…

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác dân tộc và chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường lồng ghép nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể cho từng hộ nghèo, cận nghèo, hướng đến tái đầu tư nguồn vốn, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, những người có uy tín, có sức thuyết phục cao, nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào; nhất là thế hệ trẻ hiện tại và trong tương lai thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. làm tốt công tác an ninh biên giới, an ninh nội địa, an ninh cửa khẩu; xây dựng vùng biên giới hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép, các hoạt động chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống mang họ bác Hồ; cùng đồng hành với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện một cách đồng bộ; đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quyết tâm xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh./.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.953.413
Truy cập hiện tại 2.217