Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

A Lưới chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
Số lượt xem 3645Ngày cập nhật 28/10/2020

Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, A Lưới có địa hình và khí hậu phân hóa phức tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu và chịu ảnh hưởng của nhiều dạng thiên tai khác nhau. Để chủ động ứng phó với diễn biến cực đoan của thời tiết và thiên tai, thời gian qua, huyện A Lưới đã xây dựng nhiều phương án, triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các nguy cơ do thiên tại gây ra.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu kiểm tra hồ A Lá bão số 8

Ảnh minh họa Internet

Hàng năm thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Theo thông kê sơ bộ của cơ quan chuyên môn trong đợt bão lũ vừa qua (chưa tính thiệt hại cơn bão số 9), thiệt hại về người và tài sản được báo như sau (tính đến 16h00’ ngày 20/10/2020):

- Về Người: Chết: 01 người:  tại xã Lâm Đớt. Bị thương: 01 xã Lâm đớt.

- Về nhà: Nhà bị sập: 21 cái (A Roàng: 09 cái; Lâm Đớt: 09 cái; Hồng Thái: 02 cái; A Ngo: 01 cái). Nhà tốc mái, hư hỏng: 17 cái (Hồng Kim: 03 cái; Thị trấn: 02 cái; Lâm Đớt: 07 cái; Trung Sơn: 02 cái; Hồng Vân: 03 cái).

- Giao thông: Quốc lộ 49A từ km 63 đến km 78 (xã Hồng Hạ đến Bốt Đỏ) có nhiều vị trí sạt lở phát sinh nhưng tuyến đường vẫn thông xe từ 12 chỗ trở xuống và xe tải dưới 5 tấn (trừ 18h tối đến 6h sáng hôm sau hàng ngày). Tuyến đường HCM đến UBND xã A Roàng đã thông tuyến.

- Công trình hạ tầng khác: Thủy lợi: Có 56 công trình bị hư hỏng, ước thiệt hại 8,5 tỷ đồng. Nước sinh hoạt: có 11 công trình, ước thiệt hại 4,0 tỷ đồng. Còn lại công trình khác đang rà soát, thống kê.

- Nông nghiệp ước tính thiệt hại: Từ ngày 06 đến ngày 14/10/2020 khoảng 16,3 tỷ đồng.v.v.

Ảnh minh họa Internet

Qua số liệu nêu trên chỉ hơn một tuần lễ bão lũ đã làm thiệt hại rất lớn về người, vật chất và cơ sở hạ tầng của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn huyện. Để ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, ngay từ đầu mua mưa bão, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo việc ưu tiên đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tập trung khắc phục, sửa chữa các sự cố công trình; củng cố hệ thống đê điều để chống hạn hán và bão lũ; duy tu, sửa chữa cải tạo nâng cấp công trình hồ, đập, trạm bơm, bảo vệ tốt hệ thống rừng phòng hộ... đã góp phần quan trọng, nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai.

Ảnh minh họa Internet

Qua rà soát, đánh giá về mức độ ổn định công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ của các cơ quan chuyên môn cho thấy, các hồ chứa trên địa bàn cơ bản đảm bảo ổn định chống lũ với tần suất thiết kế. Đối với các hồ đập vừa và nhỏ, có một số hồ, đập đã xây dựng từ lâu, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp, cần phải theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện sự cố để có phương án xử lý, đặc biệt với hồ chứa loại này không tích nước cao trong mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn cho đập và các vùng thấp, như hồ A Lá ở xã A Ngo... Trước đó, để chống hạn huyện đã đề xuất cấp trên đầu tư cải tạo nâng cấp một số hồ, chứa, nạo nét kênh tiêu lớn để đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng, chống thiên tai trong mùa bão lũ.

Tại các xã, Thị trấn, hàng năm huyện đều tổ chức tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, thành thục kỹ năng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng tham gia. Cùng với đó, công tác thông tin trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được quan tâm, khi có sự cố xảy ra thông qua: Hộp thư công vụ, Trang TTĐT, nhóm Zalo bí thư 53 tổ chức cơ sở đảng… để cấp ủy, chính quyền chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời qua đó làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn hiểu rõ bản chất rủi ro thiên tai để tránh tư tưởng chủ quan, có sự chủ động, chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, tránh thiên tai, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của bản thân và gia đình.

Ảnh minh họa Internet

Tuy nhiên, công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai có những khó khăn nhất định khi thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, trái với quy luật. Là huyện miền núi nên hệ thống sông suối trên địa bàn có quy mô, mật độ lớn, địa hình chia cắt mạnh nhưng lại thiếu số liệu quan trắc thường xuyên; chế độ dòng chảy tự nhiên của sông suối có nhiều thay đổi do tác động của con người, nhất là các thủy điện trên địa bàn, nên việc dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện còn một số hệ thống hồ, đập và công trình thủy lợi đang xuống cấp, nhưng địa phương chưa đủ nguồn lực để đầu tư sửa chữa, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong mưa bão.

Dự báo những tháng cuối năm 2020, tình hình thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, hiện tượng mưa lớn, giông sét, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra, vì vậy các nội dung yêu cầu chủ động công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo của cấp ủy tới các ban, ngành, đơn vị, địa phương. Công tác phòng, chống bão lũ và thiên tai rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các lực lượng từ huyện đến và sự cơ sở và chung tay của cộng đồng dân cư. Xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”, bám sát thực tiễn, đặc biệt quan tâm đến phương án phòng, chống ứng phó với các hình thái thiên tai nguy hiểm như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tập trung huy động mọi nguồn lực khắc phục, xử lý ngay các công trình có nguy cơ mất an toàn; bố trí hệ thống cảnh báo cho người dân ở các vùng ngập, úng các hồ chứa, trên các ngầm tràn qua suối và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.932.851
Truy cập hiện tại 2.571

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
A Lưới chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
Số lượt xem 3648Ngày cập nhật 28/10/2020

Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, A Lưới có địa hình và khí hậu phân hóa phức tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu và chịu ảnh hưởng của nhiều dạng thiên tai khác nhau. Để chủ động ứng phó với diễn biến cực đoan của thời tiết và thiên tai, thời gian qua, huyện A Lưới đã xây dựng nhiều phương án, triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các nguy cơ do thiên tại gây ra.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu kiểm tra hồ A Lá bão số 8

Ảnh minh họa Internet

Hàng năm thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Theo thông kê sơ bộ của cơ quan chuyên môn trong đợt bão lũ vừa qua (chưa tính thiệt hại cơn bão số 9), thiệt hại về người và tài sản được báo như sau (tính đến 16h00’ ngày 20/10/2020):

- Về Người: Chết: 01 người:  tại xã Lâm Đớt. Bị thương: 01 xã Lâm đớt.

- Về nhà: Nhà bị sập: 21 cái (A Roàng: 09 cái; Lâm Đớt: 09 cái; Hồng Thái: 02 cái; A Ngo: 01 cái). Nhà tốc mái, hư hỏng: 17 cái (Hồng Kim: 03 cái; Thị trấn: 02 cái; Lâm Đớt: 07 cái; Trung Sơn: 02 cái; Hồng Vân: 03 cái).

- Giao thông: Quốc lộ 49A từ km 63 đến km 78 (xã Hồng Hạ đến Bốt Đỏ) có nhiều vị trí sạt lở phát sinh nhưng tuyến đường vẫn thông xe từ 12 chỗ trở xuống và xe tải dưới 5 tấn (trừ 18h tối đến 6h sáng hôm sau hàng ngày). Tuyến đường HCM đến UBND xã A Roàng đã thông tuyến.

- Công trình hạ tầng khác: Thủy lợi: Có 56 công trình bị hư hỏng, ước thiệt hại 8,5 tỷ đồng. Nước sinh hoạt: có 11 công trình, ước thiệt hại 4,0 tỷ đồng. Còn lại công trình khác đang rà soát, thống kê.

- Nông nghiệp ước tính thiệt hại: Từ ngày 06 đến ngày 14/10/2020 khoảng 16,3 tỷ đồng.v.v.

Ảnh minh họa Internet

Qua số liệu nêu trên chỉ hơn một tuần lễ bão lũ đã làm thiệt hại rất lớn về người, vật chất và cơ sở hạ tầng của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn huyện. Để ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, ngay từ đầu mua mưa bão, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo việc ưu tiên đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tập trung khắc phục, sửa chữa các sự cố công trình; củng cố hệ thống đê điều để chống hạn hán và bão lũ; duy tu, sửa chữa cải tạo nâng cấp công trình hồ, đập, trạm bơm, bảo vệ tốt hệ thống rừng phòng hộ... đã góp phần quan trọng, nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai.

Ảnh minh họa Internet

Qua rà soát, đánh giá về mức độ ổn định công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ của các cơ quan chuyên môn cho thấy, các hồ chứa trên địa bàn cơ bản đảm bảo ổn định chống lũ với tần suất thiết kế. Đối với các hồ đập vừa và nhỏ, có một số hồ, đập đã xây dựng từ lâu, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp, cần phải theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện sự cố để có phương án xử lý, đặc biệt với hồ chứa loại này không tích nước cao trong mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn cho đập và các vùng thấp, như hồ A Lá ở xã A Ngo... Trước đó, để chống hạn huyện đã đề xuất cấp trên đầu tư cải tạo nâng cấp một số hồ, chứa, nạo nét kênh tiêu lớn để đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng, chống thiên tai trong mùa bão lũ.

Tại các xã, Thị trấn, hàng năm huyện đều tổ chức tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, thành thục kỹ năng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng tham gia. Cùng với đó, công tác thông tin trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được quan tâm, khi có sự cố xảy ra thông qua: Hộp thư công vụ, Trang TTĐT, nhóm Zalo bí thư 53 tổ chức cơ sở đảng… để cấp ủy, chính quyền chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời qua đó làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn hiểu rõ bản chất rủi ro thiên tai để tránh tư tưởng chủ quan, có sự chủ động, chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, tránh thiên tai, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của bản thân và gia đình.

Ảnh minh họa Internet

Tuy nhiên, công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai có những khó khăn nhất định khi thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, trái với quy luật. Là huyện miền núi nên hệ thống sông suối trên địa bàn có quy mô, mật độ lớn, địa hình chia cắt mạnh nhưng lại thiếu số liệu quan trắc thường xuyên; chế độ dòng chảy tự nhiên của sông suối có nhiều thay đổi do tác động của con người, nhất là các thủy điện trên địa bàn, nên việc dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện còn một số hệ thống hồ, đập và công trình thủy lợi đang xuống cấp, nhưng địa phương chưa đủ nguồn lực để đầu tư sửa chữa, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong mưa bão.

Dự báo những tháng cuối năm 2020, tình hình thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, hiện tượng mưa lớn, giông sét, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra, vì vậy các nội dung yêu cầu chủ động công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo của cấp ủy tới các ban, ngành, đơn vị, địa phương. Công tác phòng, chống bão lũ và thiên tai rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các lực lượng từ huyện đến và sự cơ sở và chung tay của cộng đồng dân cư. Xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”, bám sát thực tiễn, đặc biệt quan tâm đến phương án phòng, chống ứng phó với các hình thái thiên tai nguy hiểm như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tập trung huy động mọi nguồn lực khắc phục, xử lý ngay các công trình có nguy cơ mất an toàn; bố trí hệ thống cảnh báo cho người dân ở các vùng ngập, úng các hồ chứa, trên các ngầm tràn qua suối và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày