Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Nhìn lại 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện A Lưới
Số lượt xem 3626Ngày cập nhật 06/10/2020

Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận, thời gian qua, các tổ chức trong hệ thống dân vận huyện A Lưới  luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực, có hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện.Việc thực hiện các mô hình  “Dân vận khéo” đã tạo ra sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Kịp thời biểu dương 21 tập thể và 26 cá nhân đạt danh hiệu điển hình “ Dân vận khéo ”, đồng thời nhân rộng những tấm gương tốt.

Mô hình chăn nuôi bồ

Trong triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sâu rộng ở các cơ quan, đơn vị và địa phương với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Hằng năm, đăng ký thực hiện trải đều trên tất cả các lĩnh vực KT, VH-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị; đặc biệt vận động nhân dân phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Về cải cách thủ tục hành chính, UBND huyện đã thành lập, tổ chức khai trương Trung tâm Hành chính công huyện và đến nay Trung tâm đã đi vào hoạt động ổn định, với 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại Trung tâm.

Qua 10 năm thực hiện các mô hình “Trồng rừng kinh tế”, “Trồng chuối hàng hóa”; “Chăn nuôi bò, lợn thịt”; “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, với kết quả 944 hộ hội viên đạt hộ SXKDG các cấp, 455 hội viên được cấp giấy chứng nhận sơ cấp nghề; Dận vận khéo gắn với thực hiện Phong trào “Cựu Chiến binh giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Thanh niên lập thân, lập nghiêp”, Phụ nữ “5 không, 3 sạch”,... thông qua các kênh phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh đã tín chấp, cho vay trên 262,5 tỷ đồng; giải quyết việc làm, phát triển sản xuất cho hơn 25.000 lượt đoàn viên, hội viên. Thành lập 3 tổ hợp tác xã Dệt Zeng; 3 tổ chăn nuôi gà; 01 mô hình tổ sản xuất kinh doanh nông sản an toàn; 02 mô hình tổ tổng hợp thu mua lâm nghiệp; 5 mô hình chăn nuôi lợn; 6 mô hình chăn nuôi gà, vịt; 5 mô hình trồng ớt; 7 mô hình trồng  chuối; 05 mô hình vườn rau sạch.

 UBMT và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện đã huy động được trên 17 tỷ đồng xây dựng 01 nhà sinh hoạt cộng đồng, 01 trường mầm non; hỗ trợ xây dựng 162 nhà đại đoàn kết, 1.446 nhà theo chương trình 167 của Chính phủ; trao 366 xuất học bổng; hỗ trợ 511 hộ nghèo phát triển sản xuất, 116 bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh. Nhờ thực hiện tốt các chương trình xóa đói, giảm nghèo và các cuộc vận động giúp đỡ thiết thực cho người nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 3-4%.  Xây dựng 21 mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”; 16 mô hình tuyến đường hoa, vườn mẫu; 12 mô hình không tạo hôn và hôn nhân cận huyết thống; 25 mô hình không sinh con thứ 3 trở lên; 4 Mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng; du lịch di tích lịch sử; 97/97 làng, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng, tổ dân phố văn hoá. Toàn huyện có 71% hộ gia đình, 87% làng, thôn, tổ dân phố, 77% cơ quan được công nhận đơn vị đạt tiêu văn hóa.  Đã thực hiện tốt 39 mô hình “Vận động nhân dân hiến đất làm đường”; 12 mô hình về xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện tốt “Công tác Dân vận chính quyền”; Tham gia giúp địa phương các xã biên giới phát triển kinh tế, xã hội khắc phục hậu quả thiên tai được 328 ngày công/574 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Phối hợp vận động các cơ quan, tổ chức và các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn tổ chức xây dựng 06 nhà cho người nghèo nơi biên giới, trị giá 390 triệu đồng và 03 nhà Nghĩa tình Trường Sơn, trị giá 150 triệu đồng; 01 nhà đại đoàn kết, trị giá 70 triệu đồng; tặng 188 xuất quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trị giá 110 triệu đồng; phát triển xây dựng 04 hộ kinh tế điểm. Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh, Trường Đại học Sư phạm Huế và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh tổ chức khảo sát và trao tặng cho nhân dân nghèo xã Hồng Vân được 10 cặp dê, 10 con bò giống giúp nhân dân thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021. Chương trình “Nâng bước em đến trường” đã nhận đỡ đầu cho 25 em học sinh nghèo học giỏi, trong đó có 01 em ở bản Cô Tài - Lào, mỗi tháng hỗ trợ 500.000 đồng/em.

Qua việc, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”  có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; phát huy vai trò tham mưu của Ban Dân vận các cấp, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở từng địa phương, đơn vị.

Hai là: Thực hiện tốt công tác dân vận gắn với đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” làm tiền đề thúc đẩy thực hiện các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, đơn vị; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khoá XII) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Ba là: Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ huyện đến cơ sở. Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và thực hiện phong trào cũng như duy trì sinh hoạt của Ban vận động “Dân vận khéo” cấp thôn, tổ dân phố.

Bốn là: Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải thường xuyên, liên tục nhằm đạt tới mục tiệu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ đặt ra. Phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm và khả năng của tập thể, cá nhân. Đồng thời kịp thời động viên, khen thưởng, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”.

Năm là: Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gây ảnh hưởng sấu đến thực hiện phong trào, xâm hại lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân. Kịp thời giải quyết hiệu quả kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, duy trì thường xuyên việc tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân.

Sáu là: Luôn phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ và phân công cụ thể giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học tập, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, các công trình xây dựng phục vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bảy là: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng để các phong trào thi đua trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác dân vận của Đảng.

Tám là: Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phải được bắt nguồn từ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu của người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm giải quyết những vấn đề bức thiết, chính đáng của nhân dân ngay tại cơ sở; củng cố quốc phòng, an ninh, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Chín Là: Cần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong việc thực hiện phong trào thi đua. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các mô hình, điển hình dân vận khéo.

Mười là: Qua từng giai đoạn thực hiện phong trào phải tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình điển hình.

Thị Minh DV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.892.704
Truy cập hiện tại 475

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Nhìn lại 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện A Lưới
Số lượt xem 3629Ngày cập nhật 06/10/2020

Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận, thời gian qua, các tổ chức trong hệ thống dân vận huyện A Lưới  luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực, có hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện.Việc thực hiện các mô hình  “Dân vận khéo” đã tạo ra sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Kịp thời biểu dương 21 tập thể và 26 cá nhân đạt danh hiệu điển hình “ Dân vận khéo ”, đồng thời nhân rộng những tấm gương tốt.

Mô hình chăn nuôi bồ

Trong triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sâu rộng ở các cơ quan, đơn vị và địa phương với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Hằng năm, đăng ký thực hiện trải đều trên tất cả các lĩnh vực KT, VH-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị; đặc biệt vận động nhân dân phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Về cải cách thủ tục hành chính, UBND huyện đã thành lập, tổ chức khai trương Trung tâm Hành chính công huyện và đến nay Trung tâm đã đi vào hoạt động ổn định, với 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại Trung tâm.

Qua 10 năm thực hiện các mô hình “Trồng rừng kinh tế”, “Trồng chuối hàng hóa”; “Chăn nuôi bò, lợn thịt”; “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, với kết quả 944 hộ hội viên đạt hộ SXKDG các cấp, 455 hội viên được cấp giấy chứng nhận sơ cấp nghề; Dận vận khéo gắn với thực hiện Phong trào “Cựu Chiến binh giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Thanh niên lập thân, lập nghiêp”, Phụ nữ “5 không, 3 sạch”,... thông qua các kênh phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh đã tín chấp, cho vay trên 262,5 tỷ đồng; giải quyết việc làm, phát triển sản xuất cho hơn 25.000 lượt đoàn viên, hội viên. Thành lập 3 tổ hợp tác xã Dệt Zeng; 3 tổ chăn nuôi gà; 01 mô hình tổ sản xuất kinh doanh nông sản an toàn; 02 mô hình tổ tổng hợp thu mua lâm nghiệp; 5 mô hình chăn nuôi lợn; 6 mô hình chăn nuôi gà, vịt; 5 mô hình trồng ớt; 7 mô hình trồng  chuối; 05 mô hình vườn rau sạch.

 UBMT và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện đã huy động được trên 17 tỷ đồng xây dựng 01 nhà sinh hoạt cộng đồng, 01 trường mầm non; hỗ trợ xây dựng 162 nhà đại đoàn kết, 1.446 nhà theo chương trình 167 của Chính phủ; trao 366 xuất học bổng; hỗ trợ 511 hộ nghèo phát triển sản xuất, 116 bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh. Nhờ thực hiện tốt các chương trình xóa đói, giảm nghèo và các cuộc vận động giúp đỡ thiết thực cho người nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 3-4%.  Xây dựng 21 mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”; 16 mô hình tuyến đường hoa, vườn mẫu; 12 mô hình không tạo hôn và hôn nhân cận huyết thống; 25 mô hình không sinh con thứ 3 trở lên; 4 Mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng; du lịch di tích lịch sử; 97/97 làng, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng, tổ dân phố văn hoá. Toàn huyện có 71% hộ gia đình, 87% làng, thôn, tổ dân phố, 77% cơ quan được công nhận đơn vị đạt tiêu văn hóa.  Đã thực hiện tốt 39 mô hình “Vận động nhân dân hiến đất làm đường”; 12 mô hình về xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện tốt “Công tác Dân vận chính quyền”; Tham gia giúp địa phương các xã biên giới phát triển kinh tế, xã hội khắc phục hậu quả thiên tai được 328 ngày công/574 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Phối hợp vận động các cơ quan, tổ chức và các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn tổ chức xây dựng 06 nhà cho người nghèo nơi biên giới, trị giá 390 triệu đồng và 03 nhà Nghĩa tình Trường Sơn, trị giá 150 triệu đồng; 01 nhà đại đoàn kết, trị giá 70 triệu đồng; tặng 188 xuất quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trị giá 110 triệu đồng; phát triển xây dựng 04 hộ kinh tế điểm. Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh, Trường Đại học Sư phạm Huế và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh tổ chức khảo sát và trao tặng cho nhân dân nghèo xã Hồng Vân được 10 cặp dê, 10 con bò giống giúp nhân dân thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021. Chương trình “Nâng bước em đến trường” đã nhận đỡ đầu cho 25 em học sinh nghèo học giỏi, trong đó có 01 em ở bản Cô Tài - Lào, mỗi tháng hỗ trợ 500.000 đồng/em.

Qua việc, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”  có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; phát huy vai trò tham mưu của Ban Dân vận các cấp, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở từng địa phương, đơn vị.

Hai là: Thực hiện tốt công tác dân vận gắn với đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” làm tiền đề thúc đẩy thực hiện các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, đơn vị; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khoá XII) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Ba là: Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ huyện đến cơ sở. Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và thực hiện phong trào cũng như duy trì sinh hoạt của Ban vận động “Dân vận khéo” cấp thôn, tổ dân phố.

Bốn là: Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải thường xuyên, liên tục nhằm đạt tới mục tiệu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ đặt ra. Phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm và khả năng của tập thể, cá nhân. Đồng thời kịp thời động viên, khen thưởng, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”.

Năm là: Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gây ảnh hưởng sấu đến thực hiện phong trào, xâm hại lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân. Kịp thời giải quyết hiệu quả kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, duy trì thường xuyên việc tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân.

Sáu là: Luôn phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ và phân công cụ thể giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học tập, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, các công trình xây dựng phục vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bảy là: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng để các phong trào thi đua trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác dân vận của Đảng.

Tám là: Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phải được bắt nguồn từ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu của người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm giải quyết những vấn đề bức thiết, chính đáng của nhân dân ngay tại cơ sở; củng cố quốc phòng, an ninh, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Chín Là: Cần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong việc thực hiện phong trào thi đua. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các mô hình, điển hình dân vận khéo.

Mười là: Qua từng giai đoạn thực hiện phong trào phải tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình điển hình.

Thị Minh DV
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày