Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Đảng bộ huyện A Lưới đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
Số lượt xem 6151Ngày cập nhật 04/08/2019
Rừng thông tại Thị trấn A Lưới

Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” (Chỉ thị số 13); sau hơn hai năm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, bước đầu đã mang lại một số kết quả tích cực. Là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh; tính đến cuối năm 2018, diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 110.610,02 ha, trong đó rừng tự nhiên là 81.334,67 ha, rừng trồng là 9.461,51 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 19.813,84 ha; phân theo chức năng gồm 16.118,83 ha rừng đặc dụng, 41.180,82 ha rừng phòng hộ, 45.637,28 ha rừng sản xuất và 4.673,09 ha rừng ngoài đất quy hoạch Lâm nghiệp; độ che phủ rừng của huyện đạt 74,1%.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ (Nghị quyết 71) và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy (CTHĐ 27) về việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW sâu rộng trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt Chỉ thị đến tận đảng bộ, Chi bộ và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, BTV Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị 02-CT/HU, ngày 19/6/2018 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện A Lưới” (Chỉ thị 02); tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/HU ngày 30/10/2012 của Huyện ủy (khóa XI) về “tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn huyện”. Chỉ đạo UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) - PCCCR. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của huyện, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực tại cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý. Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời về bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn.

Phao dùng để vận chuyển gỗ khai thác từ rừng tự nhiên

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ rừng (BVR), PCCCR và cảnh báo, dự báo cháy rừng. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai họp cụm dân cư, tổ chức ký cam kết cho hơn 200 cộng đồng dân cư thôn với hơn 8.200 hộ gia đình tham gia để tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng và một số văn bản liên quan đến lâm nghiệp và ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện ký cam kết không kinh doanh, mua bán, tàng trữ các loại động vật rừng đối với các nhà hàng kinh doanh ăn uống; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra các nhà hàng, tụ điểm mua bán, chế biến lâm sản. Ngoài ra, các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác thơ ca chủ đề “Yêu thiên nhiên, thiên nhiên đền đáp”; đêm văn nghệ truyền thông tại các xã vùng đệm Khu Bảo tồn Sao la; truyền thông bảo vệ rừng cho cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; đêm  giao lưu văn nghệ và tìm hiểu về công tác QLBVR - PCCCR cho các xã trong  khu vực có rừng quản lý BQL rừng phòng hộ A Lưới thu hút nhiều người dân tham gia.v.v. Nhìn chung, công tác tuyên truyền được chú trọng, với các hình thức phong phú, đa dạng; đồng thời phối kết hợp với các chương trình dự án phát triển về lâm nghiệp để lồng ghép các nội dung cần thiết, nhằm phát huy hiệu quả rõ nét, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng.

Công tác PCCCR trên địa bàn được quan tâm, hàng năm Ban Chỉ đạo huyện đã xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR ngay từ đầu năm, kiện toàn và phân công trách nhiệm cho thành viên ban chỉ đạo. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng phát dọn sạch sẽ, tu sửa lại hệ thống bảng quy ước và bảng cấp dự báo cháy rừng, mua sắm thêm các dụng cụ PCCCR từ các nguồn kinh phí đã được cấp. Các đơn vị chủ rừng trang cấp thêm các trang thiết bị như máy bộ đàm, máy thổi gió đeo vai, máy phun sương, máy ảnh, đèn pin, máy cưa xăng, rựa, bàn dập lửa,...; Ngoài ra, UBND các xã được phân bổ ngân sách quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, chủ động trang cấp nhiều dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác PCCCR, qua đó về cơ bản đã đảm bảo trang bị, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.

Việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám và máy tính bảng đã được cơ quan Hạt Kiểm lâm thực hiện bước đầu đã đem lại hiệu quả. Nhờ xử lý các nguồn ảnh vệ tinh Sentinel-2 với chu kỳ lặp lại từ 05 - 08 ngày cán bộ kỹ thuật đã phát hiện các điểm biến động rừng, báo cho kiểm lâm địa bàn các xã kiểm tra, xác định nguyên nhân biến động. Qua đó, đã phát hiện các trường hợp vi phạm phá rừng tại những khu vực rất khó để kiểm lâm địa bàn tuần tra phát hiện. Công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng trên phần mềm chung của toàn quốc FRMS dựa trên số liệu kiểm kê rừng, bảo đảm độ chính xác cao.

Chương trình trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng (CCR) FSC được triển khai thực hiện; năm 2018, tổng diện tích được đánh giá cấp CCR trên địa bàn huyện là 121,40 ha của 03 chi hội tại 03 xã Hồng Thượng, Hương Lâm, Đông Sơn. Đối tượng hộ gia đình là 35 hộ, diện tích tham gia được cấp CCR là 121,40 ha. Công tác sử dụng phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo; phối hợp với các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới như FODA, SIDA, BCC, WWF triển khai các hoạt động hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại các xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, A Roàng, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Hạ.

Quan tâm quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng NNPTNT tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây Lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định. Tình hình sản xuất giống: Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 cơ sở SXKD giống cây trồng có quy mô lớn chủ yếu tập trung tại Thị  trấn A Lưới, Hương Phong, Hương Lâm, loại cây sản xuất là Keo lai hom và cây bản địa, số lượng sản xuất là 45 vạn cây/năm.

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành, chủ rừng và chính quyền địa phương được cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng tự nhiên quản lý bảo vệ rừng đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng, chốt chặn tại các khu vực trọng điểm nhờ có kinh phí từ chi trả Dịch vụ môi trường rừng. ý thức, trách nhiệm của các cộng đồng, hộ gia đình trong việc bảo vệ rừng đã được nâng lên rõ nét. Công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, chủ rừng và chính quyền địa phương trong tuần tra, truy quét và xử lý vi phạm được chú trọng và tăng cường, mang tính thường xuyên và kịp thời, qua đó đạt hiệu quả cao, nhất là khi trách nhiệm của cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng đó là cầu nối quan trọng để chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.v.v. Tình hình phá rừng trái pháp luật trong thời gian qua có chiều hướng giảm so với các năm trước đây. Công tác xử lý vi phạm pháp luật lâm nghiệp được thực hiện nghiêm túc đúng luật định. Tuy nhiên tồn tại của công tác này là: Các cá nhân vi phạm hành chính hầu hết không tự nguyện thi hành các quyết định xử phạt, qua kiểm tra thì hoàn cảnh của đa số các cá nhân vi phạm hành chính thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó các chủ rừng thiếu phương án sử dụng đất hợp lý sau xử lý vi phạm hành chính nên diện tích đất vi phạm vẫn được các cá nhân vi phạm sử dụng.

Đánh giá chung về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư (khóa XII) của Đảng bộ huyện A Lưới; đó là: (1)Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và sự nỗ lực chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; sự hưởng ứng vào cuộc của nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; công tác bảo vệ rừng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. (2)Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. (3)Các khu vực rừng tự nhiên xung yếu cơ bản đã được kiểm soát và hạn chế tình trạng phá rừng, độ che phủ trên địa bàn huyện đã tăng lên 74,99%. Các địa phương tiếp tục triển khai Chỉ thị 65/2015/CT-UBND đã tạo hiệu ứng xã hội rõ rệt đó là các hộ gia đình nhận thức được việc nếu xâm lấn đất lâm nghiệp sẽ bị thu hồi đất và xử lý theo quy định của pháp luật. (4)Thực hiện trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC sau gần 02 năm thực hiện đã định hình và phát triển trên địa bàn huyện, đây là nền tảng ban đầu cho hoạt động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại địa phương. (5)Việc ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh viễn thám, sử dụng các phần mềm chuyên môn vào quản lý tài nguyên rừng, xuất nhập dữ liệu trực tuyến kết quả kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng đã góp phần tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. (6)Việc chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nguồn kinh phí từ chính sách chi trả DVMTR, Nghị định 75/2015/NĐ-CP, của Chính phủ, Quyết định 07/2012/QĐ-TTG, của Thủ tướng Chính phủ, đến các dự án BCC, CARBI, FOSDA,… đã hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ sinh kế đến với cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình thực sự là cú hích quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên rừng. Đặc biệt những khu vực rừng trước đây đang do UBND xã tạm thời quản lý nay đã được giao khoán có chủ rừng quản lý đã được bảo vệ chặt chẽ.

Để Chỉ thị 13 của Ban Bí thư (khóa XII) tiếp tục đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả, thiết thực cho đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Huyện ủy, BTV Huyện ủy (khóa XI) xác định nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn trong thời gian tới, đó là:

(1)Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; nhất là việc tập trung thực hiện Chương trình hành động của BTV Huyện ủy và Kế hoạch số 154 của UBND huyện về triển khai Nghị quyết số 71 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư (khóa XII);.v.v. Tăng cường chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về kiểm tra, giám sát việc làm nương rẫy của người dân trên địa bàn; quản lý, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hộ vi phạm phá rừng làm nương rẫy theo đúng pháp luật quy định.

(2)Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 65 của UBND tỉnh trên địa bàn; qua đó thiết lập trật tự quản lý đất đai, nhân rộng toàn huyện, góp phần hạn chế tình trạng xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp; tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ này phải thực hiện có trình tự, đúng quy trình, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy các cấp.

(3)Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

(4)Quản lý, giám sát chặt chẽ các chủ rừng được giao rừng tự nhiên từ cấp cơ sở; tăng cường hoạt động tuần tra để phòng chống chặt phá rừng, xâm lấn rừng; quản lý chặt chẽ các diện tích rừng tự nhiên; tiếp tục duy trì độ che phủ rừng ổn định. Đẩy mạnh các hoạt động truy quét và bắt giữ, xử lý nghiêm minh các đối tượng phá rừng đúng quy định pháp luật.

(5)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dâncác dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức về công tác QLBVR - PCCCR bằng hình thức lồng ghép vào các buổi họp cụm dân cư, tuyên truyền lưu động về Luật lâm nghiệp năm 2017 và các hệ thống văn bản dưới luật sâu rộng ở các thôn, bản, tổ dân phố với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhận thức của người dân.

(6)Chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện Quyết định 450/QĐ-UBND, ngày 15/03/2017, của UBND huyện, về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng, Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự, các Đồn Biên phòng và UBND các xã, Thị trấn về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.

(7)Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phương án BVR - PCCCR của các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn. Chú trọng tiêu chí 4 tại chỗ mà ưu tiên trước hết đó là lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sẽ thu được nhiều kết quả thắng lợi từ việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII)./.

Tập ảnh hoạt động của ngành kiểm lâm huyện trong thời gian qua

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.891.269
Truy cập hiện tại 142

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Đảng bộ huyện A Lưới đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
Số lượt xem 6154Ngày cập nhật 04/08/2019
Rừng thông tại Thị trấn A Lưới

Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” (Chỉ thị số 13); sau hơn hai năm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, bước đầu đã mang lại một số kết quả tích cực. Là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh; tính đến cuối năm 2018, diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 110.610,02 ha, trong đó rừng tự nhiên là 81.334,67 ha, rừng trồng là 9.461,51 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 19.813,84 ha; phân theo chức năng gồm 16.118,83 ha rừng đặc dụng, 41.180,82 ha rừng phòng hộ, 45.637,28 ha rừng sản xuất và 4.673,09 ha rừng ngoài đất quy hoạch Lâm nghiệp; độ che phủ rừng của huyện đạt 74,1%.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ (Nghị quyết 71) và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy (CTHĐ 27) về việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW sâu rộng trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt Chỉ thị đến tận đảng bộ, Chi bộ và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, BTV Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị 02-CT/HU, ngày 19/6/2018 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện A Lưới” (Chỉ thị 02); tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/HU ngày 30/10/2012 của Huyện ủy (khóa XI) về “tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn huyện”. Chỉ đạo UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) - PCCCR. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của huyện, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực tại cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý. Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời về bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn.

Phao dùng để vận chuyển gỗ khai thác từ rừng tự nhiên

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ rừng (BVR), PCCCR và cảnh báo, dự báo cháy rừng. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai họp cụm dân cư, tổ chức ký cam kết cho hơn 200 cộng đồng dân cư thôn với hơn 8.200 hộ gia đình tham gia để tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng và một số văn bản liên quan đến lâm nghiệp và ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện ký cam kết không kinh doanh, mua bán, tàng trữ các loại động vật rừng đối với các nhà hàng kinh doanh ăn uống; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra các nhà hàng, tụ điểm mua bán, chế biến lâm sản. Ngoài ra, các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác thơ ca chủ đề “Yêu thiên nhiên, thiên nhiên đền đáp”; đêm văn nghệ truyền thông tại các xã vùng đệm Khu Bảo tồn Sao la; truyền thông bảo vệ rừng cho cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; đêm  giao lưu văn nghệ và tìm hiểu về công tác QLBVR - PCCCR cho các xã trong  khu vực có rừng quản lý BQL rừng phòng hộ A Lưới thu hút nhiều người dân tham gia.v.v. Nhìn chung, công tác tuyên truyền được chú trọng, với các hình thức phong phú, đa dạng; đồng thời phối kết hợp với các chương trình dự án phát triển về lâm nghiệp để lồng ghép các nội dung cần thiết, nhằm phát huy hiệu quả rõ nét, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng.

Công tác PCCCR trên địa bàn được quan tâm, hàng năm Ban Chỉ đạo huyện đã xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR ngay từ đầu năm, kiện toàn và phân công trách nhiệm cho thành viên ban chỉ đạo. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng phát dọn sạch sẽ, tu sửa lại hệ thống bảng quy ước và bảng cấp dự báo cháy rừng, mua sắm thêm các dụng cụ PCCCR từ các nguồn kinh phí đã được cấp. Các đơn vị chủ rừng trang cấp thêm các trang thiết bị như máy bộ đàm, máy thổi gió đeo vai, máy phun sương, máy ảnh, đèn pin, máy cưa xăng, rựa, bàn dập lửa,...; Ngoài ra, UBND các xã được phân bổ ngân sách quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, chủ động trang cấp nhiều dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác PCCCR, qua đó về cơ bản đã đảm bảo trang bị, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.

Việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám và máy tính bảng đã được cơ quan Hạt Kiểm lâm thực hiện bước đầu đã đem lại hiệu quả. Nhờ xử lý các nguồn ảnh vệ tinh Sentinel-2 với chu kỳ lặp lại từ 05 - 08 ngày cán bộ kỹ thuật đã phát hiện các điểm biến động rừng, báo cho kiểm lâm địa bàn các xã kiểm tra, xác định nguyên nhân biến động. Qua đó, đã phát hiện các trường hợp vi phạm phá rừng tại những khu vực rất khó để kiểm lâm địa bàn tuần tra phát hiện. Công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng trên phần mềm chung của toàn quốc FRMS dựa trên số liệu kiểm kê rừng, bảo đảm độ chính xác cao.

Chương trình trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng (CCR) FSC được triển khai thực hiện; năm 2018, tổng diện tích được đánh giá cấp CCR trên địa bàn huyện là 121,40 ha của 03 chi hội tại 03 xã Hồng Thượng, Hương Lâm, Đông Sơn. Đối tượng hộ gia đình là 35 hộ, diện tích tham gia được cấp CCR là 121,40 ha. Công tác sử dụng phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo; phối hợp với các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới như FODA, SIDA, BCC, WWF triển khai các hoạt động hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại các xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, A Roàng, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Hạ.

Quan tâm quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng NNPTNT tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây Lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định. Tình hình sản xuất giống: Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 cơ sở SXKD giống cây trồng có quy mô lớn chủ yếu tập trung tại Thị  trấn A Lưới, Hương Phong, Hương Lâm, loại cây sản xuất là Keo lai hom và cây bản địa, số lượng sản xuất là 45 vạn cây/năm.

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành, chủ rừng và chính quyền địa phương được cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng tự nhiên quản lý bảo vệ rừng đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng, chốt chặn tại các khu vực trọng điểm nhờ có kinh phí từ chi trả Dịch vụ môi trường rừng. ý thức, trách nhiệm của các cộng đồng, hộ gia đình trong việc bảo vệ rừng đã được nâng lên rõ nét. Công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, chủ rừng và chính quyền địa phương trong tuần tra, truy quét và xử lý vi phạm được chú trọng và tăng cường, mang tính thường xuyên và kịp thời, qua đó đạt hiệu quả cao, nhất là khi trách nhiệm của cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng đó là cầu nối quan trọng để chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.v.v. Tình hình phá rừng trái pháp luật trong thời gian qua có chiều hướng giảm so với các năm trước đây. Công tác xử lý vi phạm pháp luật lâm nghiệp được thực hiện nghiêm túc đúng luật định. Tuy nhiên tồn tại của công tác này là: Các cá nhân vi phạm hành chính hầu hết không tự nguyện thi hành các quyết định xử phạt, qua kiểm tra thì hoàn cảnh của đa số các cá nhân vi phạm hành chính thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó các chủ rừng thiếu phương án sử dụng đất hợp lý sau xử lý vi phạm hành chính nên diện tích đất vi phạm vẫn được các cá nhân vi phạm sử dụng.

Đánh giá chung về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư (khóa XII) của Đảng bộ huyện A Lưới; đó là: (1)Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và sự nỗ lực chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; sự hưởng ứng vào cuộc của nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; công tác bảo vệ rừng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. (2)Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. (3)Các khu vực rừng tự nhiên xung yếu cơ bản đã được kiểm soát và hạn chế tình trạng phá rừng, độ che phủ trên địa bàn huyện đã tăng lên 74,99%. Các địa phương tiếp tục triển khai Chỉ thị 65/2015/CT-UBND đã tạo hiệu ứng xã hội rõ rệt đó là các hộ gia đình nhận thức được việc nếu xâm lấn đất lâm nghiệp sẽ bị thu hồi đất và xử lý theo quy định của pháp luật. (4)Thực hiện trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC sau gần 02 năm thực hiện đã định hình và phát triển trên địa bàn huyện, đây là nền tảng ban đầu cho hoạt động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại địa phương. (5)Việc ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh viễn thám, sử dụng các phần mềm chuyên môn vào quản lý tài nguyên rừng, xuất nhập dữ liệu trực tuyến kết quả kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng đã góp phần tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. (6)Việc chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nguồn kinh phí từ chính sách chi trả DVMTR, Nghị định 75/2015/NĐ-CP, của Chính phủ, Quyết định 07/2012/QĐ-TTG, của Thủ tướng Chính phủ, đến các dự án BCC, CARBI, FOSDA,… đã hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ sinh kế đến với cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình thực sự là cú hích quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên rừng. Đặc biệt những khu vực rừng trước đây đang do UBND xã tạm thời quản lý nay đã được giao khoán có chủ rừng quản lý đã được bảo vệ chặt chẽ.

Để Chỉ thị 13 của Ban Bí thư (khóa XII) tiếp tục đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả, thiết thực cho đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Huyện ủy, BTV Huyện ủy (khóa XI) xác định nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn trong thời gian tới, đó là:

(1)Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; nhất là việc tập trung thực hiện Chương trình hành động của BTV Huyện ủy và Kế hoạch số 154 của UBND huyện về triển khai Nghị quyết số 71 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư (khóa XII);.v.v. Tăng cường chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về kiểm tra, giám sát việc làm nương rẫy của người dân trên địa bàn; quản lý, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hộ vi phạm phá rừng làm nương rẫy theo đúng pháp luật quy định.

(2)Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 65 của UBND tỉnh trên địa bàn; qua đó thiết lập trật tự quản lý đất đai, nhân rộng toàn huyện, góp phần hạn chế tình trạng xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp; tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ này phải thực hiện có trình tự, đúng quy trình, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy các cấp.

(3)Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

(4)Quản lý, giám sát chặt chẽ các chủ rừng được giao rừng tự nhiên từ cấp cơ sở; tăng cường hoạt động tuần tra để phòng chống chặt phá rừng, xâm lấn rừng; quản lý chặt chẽ các diện tích rừng tự nhiên; tiếp tục duy trì độ che phủ rừng ổn định. Đẩy mạnh các hoạt động truy quét và bắt giữ, xử lý nghiêm minh các đối tượng phá rừng đúng quy định pháp luật.

(5)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dâncác dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức về công tác QLBVR - PCCCR bằng hình thức lồng ghép vào các buổi họp cụm dân cư, tuyên truyền lưu động về Luật lâm nghiệp năm 2017 và các hệ thống văn bản dưới luật sâu rộng ở các thôn, bản, tổ dân phố với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhận thức của người dân.

(6)Chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện Quyết định 450/QĐ-UBND, ngày 15/03/2017, của UBND huyện, về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng, Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự, các Đồn Biên phòng và UBND các xã, Thị trấn về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.

(7)Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phương án BVR - PCCCR của các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn. Chú trọng tiêu chí 4 tại chỗ mà ưu tiên trước hết đó là lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sẽ thu được nhiều kết quả thắng lợi từ việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII)./.

Tập ảnh hoạt động của ngành kiểm lâm huyện trong thời gian qua

Đỗ Thanh Định
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày