Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Huyện ủy A Lưới tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng 6 tháng đầu năm 2019
Số lượt xem 8134Ngày cập nhật 24/07/2019
Biển cấm chặt và đối rừng

Huyện A Lưới thuộc khu vực vùng núi cao và trung bình, có độ cao từ 680 mét đến 1.150 mét so với mực nước biển; địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe, suối; tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện tính đến năm 2018 là: 110.610,02 ha, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 81.334,67 ha; diện tích rừng trồng là 9.461,51 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho Lâm nghiệp 19.813,84 ha; phân theo chức năng gồm: 16.118,83 ha rừng đặc dụng, 41.180,82 ha rừng phòng hộ, 45.637,28 ha rừng sản xuất và 4.673,09 ha rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp; độ che phủ rừng của huyện đạt 74,1%...

Trong sáu tháng đầu năm 2019, tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài, nền nhiệt độ cao duy trì trên địa bàn huyện; giai đoạn này đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung phát đốt làm nương rẫy, xử lý thực bì rừng trồng, tiềm ẩn rất cao về nguy cơ cháy rừng. Xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm giai đoạn này là công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành chỉ thị, công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; nhất là Hạt kiểm lâm, Đội phòng cháy chữa cháy Công an huyện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy nói chung và phòng cháy chữa cháy rừng nói riêng; tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.

Rừng thông tại thị trấn A Lưới rất dễ bắt lửa

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường Huyện ủy, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng sát biên giới; thường xuyên tổ chức ứng trực và cập nhật, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm và Chi cục kiểm lâm tỉnh để kiểm tra phát hiện sớm điểm cháy rừng trên địa bàn huyện; cảnh báo cho nhân dân, các chủ rừng, các địa phương chủ động các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp, kịp thời dập tắt không để lửa bùng phát, lan rộng.

Xe tuyên truyền PCCC rừng

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Hương Phong

Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững của huyện và các xã; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng; chỉ đạo việc triển khai thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng” để chủ động trong việc sẵn sàng ứng cứu dập tắt kịp thời các vụ cháy rừng xảy ra; xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các xã; tổ chức phát dọn thực bì, đốt trước vật liệu cháy, làm đường băng cản lửa; ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu rừng đặc dụng, trọng điểm, dễ cháy.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, xử lý thực bì đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn không gây cháy lan vào rừng; nghiêm cấm và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi đốt thực bì tại các thời điểm dự báo cháy rừng cấp III trở lên, tại các khu vực rừng gần khu dân cư sinh sống. Bên cạnh đó, Hạt kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị chủ rừng và nhân dân toàn huyện, tăng cường nhiều biện pháp, chủ động, phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho diện tích rừng tự nhiên trong cao điểm mùa khô năm nay; với phương châm “Chủ động phòng chống, huy động toàn lực, phản ứng linh hoạt, khắc phục kịp thời”; chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao, thành lập các tổ, đội, nhóm hộ liền kề để chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; chủ động tu sửa lại các bảng cấp dự báo cháy rừng và bản tin trực quan về công tác chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững cấp huyện và Hạt Kiểm Lâm căn cứ tình hình cháy rừng trong mùa khô các năm trước và tình hình tài nguyên rừng để xây dựng Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xác định, phân bố 04 vùng trọng điểm cháy trên địa bàn huyện với diện tích rừng trồng lên đến 14.270,10 ha, trong đó diện tích rừng trồng tập trung có nguy cơ cháy tương đối lớn (gần 5.000 ha), 04 vùng trọng điểm cháy đó là: (1)Khu vực xã Hồng Thượng, Hương Phong, Đông Sơn, thuộc tiểu khu: 306, 307 314, 315, 316, 366 với diện tích 1.800 ha, địa hình bằng phẳng, gần sông A Sáp (500m), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; (2) Khu vực Nhâm, Hồng Thái thuộc tiểu khu: 295, 301, với diện tích 900 ha, địa hình đồi dốc, gần sông A Sáp (500m), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; (3) Khu vực Đồi A Túc thuộc tiểu khu 288, 271, 265, với diện tích 1.000 ha, địa hình đồi dốc, nguyên nhân cháy do đốt rẫy, xử lý thực bì, bom đạn phát nổ; (4) Khu vực xã Hương Nguyên, Hồng Hạ thuộc tiểu khu 278, 280, 284, 285, 283, 318, với diện tích 2.000 ha, địa hình đồi dốc, gần suối Con Tôm, A Ban, A Bả (khoảng 1 km), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; căn cứ 04 vùng trọng điểm cháy này để UBND các xã, Thị trấn tổ chức huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo Đội cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an huyện chủ trì, phối hợp với các địa phương quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dân cư tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng cháy và chữa cháy; chủ động tổ chức bố trí lực lượng, phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, Thị trấn xem công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng là việc làm thường xuyên, là trách nhiệm của toàn xã hội; trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải dựa trên nguyên tắc: Phòng là chính, chữa cháy kịp thời triệt để, với phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. Các chủ rừng cần thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng, ở mỗi khu rừng các chủ rừng phải trang bị kẻng báo động để làm tín hiệu khi có cháy rừng xảy ra. Tổ chức làm mới, nâng cấp đường băng cản lửa, xây dựng chòi canh kiên cố ở các vùng trọng điểm, thông tin, báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo huyện khi có cháy rừng nhằm huy động lực lượng và có biện pháp phối hợp chữa cháy.

Mặc dù đã làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; song vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: Việc đầu tư các công trình PCCC rừng chưa đồng bộ như đường băng cản lửa, điểm tiếp nước, các phương tiện để chữa cháy chưa thực sự đầy đủ; lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ của các chủ rừng còn thiếu; chính quyền địa phương ở một số xã chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng,... Do đó, trong thời gian tới, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của các lực lượng chuyên trách, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, tinh thần trách nhiệm cao của các chủ rừng, của chính quyền địa phương và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm tỉnh để phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện./. 

Tập ảnh phát hiện sớm điểm cháy để có phương án chữa cháy tại chỗ kịp thời

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.952.446
Truy cập hiện tại 1.970

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Huyện ủy A Lưới tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng 6 tháng đầu năm 2019
Số lượt xem 8137Ngày cập nhật 24/07/2019
Biển cấm chặt và đối rừng

Huyện A Lưới thuộc khu vực vùng núi cao và trung bình, có độ cao từ 680 mét đến 1.150 mét so với mực nước biển; địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe, suối; tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện tính đến năm 2018 là: 110.610,02 ha, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 81.334,67 ha; diện tích rừng trồng là 9.461,51 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho Lâm nghiệp 19.813,84 ha; phân theo chức năng gồm: 16.118,83 ha rừng đặc dụng, 41.180,82 ha rừng phòng hộ, 45.637,28 ha rừng sản xuất và 4.673,09 ha rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp; độ che phủ rừng của huyện đạt 74,1%...

Trong sáu tháng đầu năm 2019, tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài, nền nhiệt độ cao duy trì trên địa bàn huyện; giai đoạn này đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung phát đốt làm nương rẫy, xử lý thực bì rừng trồng, tiềm ẩn rất cao về nguy cơ cháy rừng. Xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm giai đoạn này là công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành chỉ thị, công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; nhất là Hạt kiểm lâm, Đội phòng cháy chữa cháy Công an huyện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy nói chung và phòng cháy chữa cháy rừng nói riêng; tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.

Rừng thông tại thị trấn A Lưới rất dễ bắt lửa

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường Huyện ủy, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng sát biên giới; thường xuyên tổ chức ứng trực và cập nhật, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm và Chi cục kiểm lâm tỉnh để kiểm tra phát hiện sớm điểm cháy rừng trên địa bàn huyện; cảnh báo cho nhân dân, các chủ rừng, các địa phương chủ động các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp, kịp thời dập tắt không để lửa bùng phát, lan rộng.

Xe tuyên truyền PCCC rừng

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Hương Phong

Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững của huyện và các xã; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng; chỉ đạo việc triển khai thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng” để chủ động trong việc sẵn sàng ứng cứu dập tắt kịp thời các vụ cháy rừng xảy ra; xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các xã; tổ chức phát dọn thực bì, đốt trước vật liệu cháy, làm đường băng cản lửa; ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu rừng đặc dụng, trọng điểm, dễ cháy.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, xử lý thực bì đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn không gây cháy lan vào rừng; nghiêm cấm và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi đốt thực bì tại các thời điểm dự báo cháy rừng cấp III trở lên, tại các khu vực rừng gần khu dân cư sinh sống. Bên cạnh đó, Hạt kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị chủ rừng và nhân dân toàn huyện, tăng cường nhiều biện pháp, chủ động, phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho diện tích rừng tự nhiên trong cao điểm mùa khô năm nay; với phương châm “Chủ động phòng chống, huy động toàn lực, phản ứng linh hoạt, khắc phục kịp thời”; chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao, thành lập các tổ, đội, nhóm hộ liền kề để chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; chủ động tu sửa lại các bảng cấp dự báo cháy rừng và bản tin trực quan về công tác chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững cấp huyện và Hạt Kiểm Lâm căn cứ tình hình cháy rừng trong mùa khô các năm trước và tình hình tài nguyên rừng để xây dựng Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xác định, phân bố 04 vùng trọng điểm cháy trên địa bàn huyện với diện tích rừng trồng lên đến 14.270,10 ha, trong đó diện tích rừng trồng tập trung có nguy cơ cháy tương đối lớn (gần 5.000 ha), 04 vùng trọng điểm cháy đó là: (1)Khu vực xã Hồng Thượng, Hương Phong, Đông Sơn, thuộc tiểu khu: 306, 307 314, 315, 316, 366 với diện tích 1.800 ha, địa hình bằng phẳng, gần sông A Sáp (500m), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; (2) Khu vực Nhâm, Hồng Thái thuộc tiểu khu: 295, 301, với diện tích 900 ha, địa hình đồi dốc, gần sông A Sáp (500m), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; (3) Khu vực Đồi A Túc thuộc tiểu khu 288, 271, 265, với diện tích 1.000 ha, địa hình đồi dốc, nguyên nhân cháy do đốt rẫy, xử lý thực bì, bom đạn phát nổ; (4) Khu vực xã Hương Nguyên, Hồng Hạ thuộc tiểu khu 278, 280, 284, 285, 283, 318, với diện tích 2.000 ha, địa hình đồi dốc, gần suối Con Tôm, A Ban, A Bả (khoảng 1 km), nguyên nhân cháy chủ yếu do đốt rẫy, xử lý thực bì và đốt ong; căn cứ 04 vùng trọng điểm cháy này để UBND các xã, Thị trấn tổ chức huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo Đội cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an huyện chủ trì, phối hợp với các địa phương quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dân cư tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng cháy và chữa cháy; chủ động tổ chức bố trí lực lượng, phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, Thị trấn xem công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng là việc làm thường xuyên, là trách nhiệm của toàn xã hội; trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải dựa trên nguyên tắc: Phòng là chính, chữa cháy kịp thời triệt để, với phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. Các chủ rừng cần thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng, ở mỗi khu rừng các chủ rừng phải trang bị kẻng báo động để làm tín hiệu khi có cháy rừng xảy ra. Tổ chức làm mới, nâng cấp đường băng cản lửa, xây dựng chòi canh kiên cố ở các vùng trọng điểm, thông tin, báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo huyện khi có cháy rừng nhằm huy động lực lượng và có biện pháp phối hợp chữa cháy.

Mặc dù đã làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; song vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: Việc đầu tư các công trình PCCC rừng chưa đồng bộ như đường băng cản lửa, điểm tiếp nước, các phương tiện để chữa cháy chưa thực sự đầy đủ; lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ của các chủ rừng còn thiếu; chính quyền địa phương ở một số xã chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng,... Do đó, trong thời gian tới, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của các lực lượng chuyên trách, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, tinh thần trách nhiệm cao của các chủ rừng, của chính quyền địa phương và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm tỉnh để phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện./. 

Tập ảnh phát hiện sớm điểm cháy để có phương án chữa cháy tại chỗ kịp thời

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày