Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

Khơi dậy khát vọng phát triển, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế
Số lượt xem 3547Ngày cập nhật 09/09/2020

Theo TCCS - Vừa qua, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban. Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, cuộc họp nhằm tiếp thu ý kiến của các thành viên Tiểu ban, các chuyên gia, nhà khoa học... để tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để phù hợp tình hình mới trình Đại hội XIII của Đảng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: TTXVN

Tiểu ban gồm 51 thành viên, đã có 6 phiên họp toàn thể kể từ phiên đầu tiên vào tháng 11-2018. Thường trực Tiểu ban cũng họp các phiên chuyên đề thường xuyên, nỗ lực dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế -  xã hội 10 năm 2021 - 2030, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Các văn kiện này đã gửi xin ý kiến đại hội đảng các cấp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn cầu, các tổ chức quốc tế dự báo tình hình tiếp tục xấu hơn thời gian tới, cả về dịch bệnh và kinh tế. Các nước đang hành động quyết liệt để hỗ trợ người dân và vực dậy nền kinh tế với tổng các gói hỗ trợ khoảng 14.000 tỷ USD, đồng thời khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, bình quân toàn cầu lên đến 14% GDP. Đối với nước ta, dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Quý II/2020, kinh tế chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Tính chung nửa năm, kinh tế chỉ tăng trưởng 1,81%.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, trong đó, nhiệm vụ ưu tiên số một là bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời tiếp tục nỗ lực khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ đặt mục tiêu là năm nay cố gắng tăng trưởng dương. Dù tình hình chung gặp khó khăn, Thủ tướng cho biết, một số lĩnh vực vẫn tăng trưởng tốt, như thương mại đến nay xuất siêu trên 10 tỷ USD; sản xuất nông nghiệp được mùa, được giá và vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 41 - 42 tỷ USD; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ giải ngân đầu tư công rất đáng mừng.

Thủ tướng cho biết, theo kết quả cuộc điều tra xã hội học, tìm hiểu dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, có đến 97% số người dân thể hiện sự tin tưởng đối với các biện pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19. Điều này cho thấy tình cảm dân tộc, “ý Đảng, lòng dân”, là nền tảng quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn. Vì thế, vấn đề khát vọng dân tộc, đổi mới sáng tạo với nền tảng văn hóa, con người Việt Nam cần được khẳng định trong các dự thảo văn kiện.

Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: TTXVN

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị cần làm rõ hơn kết quả nổi bật trong thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu không để đứt gãy nền kinh tế, không tăng trưởng âm; qua đó, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời thể hiện nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Kết quả đạt được góp phần quan trọng củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Về bối cảnh thời gian đến, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, viết sâu sắc hơn về những vấn đề mới phát sinh, cả dịch bệnh và tình hình chính trị, xã hội, kinh tế toàn cầu biến động mạnh, lưu ý những thách thức về thiên tai, biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu tăng cường sức chống chịu, đề kháng để sẵn sàng ứng phó. Thủ tướng đồng ý với các ý kiến của Tổ biên tập bổ sung nội hàm về chuyển đổi số và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới, chú ý phát triển doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dân tộc.

Thủ tướng kết luận, Tiểu ban thống nhất với Tổ biên tập về bổ sung các nội hàm về phát triển, bồi dưỡng nhân tài, khát vọng phát triển, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tính toán kỹ lại các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách nhà nước, đầu tư công để vừa phục vụ công tác xây dựng văn kiện và dự thảo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để trình Chính phủ, Quốc hội theo quy định. Tinh thần là phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, kể cả đầu tư xã hội và đầu tư công./.

ĐTĐ (sưu tầm đăng tải)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.896.798
Truy cập hiện tại 1.932

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Khơi dậy khát vọng phát triển, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế
Số lượt xem 3552Ngày cập nhật 09/09/2020

Theo TCCS - Vừa qua, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban. Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, cuộc họp nhằm tiếp thu ý kiến của các thành viên Tiểu ban, các chuyên gia, nhà khoa học... để tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để phù hợp tình hình mới trình Đại hội XIII của Đảng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: TTXVN

Tiểu ban gồm 51 thành viên, đã có 6 phiên họp toàn thể kể từ phiên đầu tiên vào tháng 11-2018. Thường trực Tiểu ban cũng họp các phiên chuyên đề thường xuyên, nỗ lực dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế -  xã hội 10 năm 2021 - 2030, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Các văn kiện này đã gửi xin ý kiến đại hội đảng các cấp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn cầu, các tổ chức quốc tế dự báo tình hình tiếp tục xấu hơn thời gian tới, cả về dịch bệnh và kinh tế. Các nước đang hành động quyết liệt để hỗ trợ người dân và vực dậy nền kinh tế với tổng các gói hỗ trợ khoảng 14.000 tỷ USD, đồng thời khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, bình quân toàn cầu lên đến 14% GDP. Đối với nước ta, dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Quý II/2020, kinh tế chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Tính chung nửa năm, kinh tế chỉ tăng trưởng 1,81%.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, trong đó, nhiệm vụ ưu tiên số một là bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời tiếp tục nỗ lực khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ đặt mục tiêu là năm nay cố gắng tăng trưởng dương. Dù tình hình chung gặp khó khăn, Thủ tướng cho biết, một số lĩnh vực vẫn tăng trưởng tốt, như thương mại đến nay xuất siêu trên 10 tỷ USD; sản xuất nông nghiệp được mùa, được giá và vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 41 - 42 tỷ USD; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ giải ngân đầu tư công rất đáng mừng.

Thủ tướng cho biết, theo kết quả cuộc điều tra xã hội học, tìm hiểu dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, có đến 97% số người dân thể hiện sự tin tưởng đối với các biện pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19. Điều này cho thấy tình cảm dân tộc, “ý Đảng, lòng dân”, là nền tảng quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn. Vì thế, vấn đề khát vọng dân tộc, đổi mới sáng tạo với nền tảng văn hóa, con người Việt Nam cần được khẳng định trong các dự thảo văn kiện.

Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: TTXVN

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị cần làm rõ hơn kết quả nổi bật trong thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu không để đứt gãy nền kinh tế, không tăng trưởng âm; qua đó, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời thể hiện nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Kết quả đạt được góp phần quan trọng củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Về bối cảnh thời gian đến, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, viết sâu sắc hơn về những vấn đề mới phát sinh, cả dịch bệnh và tình hình chính trị, xã hội, kinh tế toàn cầu biến động mạnh, lưu ý những thách thức về thiên tai, biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu tăng cường sức chống chịu, đề kháng để sẵn sàng ứng phó. Thủ tướng đồng ý với các ý kiến của Tổ biên tập bổ sung nội hàm về chuyển đổi số và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới, chú ý phát triển doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dân tộc.

Thủ tướng kết luận, Tiểu ban thống nhất với Tổ biên tập về bổ sung các nội hàm về phát triển, bồi dưỡng nhân tài, khát vọng phát triển, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tính toán kỹ lại các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách nhà nước, đầu tư công để vừa phục vụ công tác xây dựng văn kiện và dự thảo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để trình Chính phủ, Quốc hội theo quy định. Tinh thần là phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, kể cả đầu tư xã hội và đầu tư công./.

ĐTĐ (sưu tầm đăng tải)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày