Bài viết: Xây dựng ngành nông nghiệp huyện A Lưới thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển từng bước theo hướng toàn diện,..
Số lượt xem 2876Ngày cập nhật 20/09/2022

Nội dung nêu trên đây là trích dẫn mục tiêu của Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 08/10/2021, của Huyện ủy A Lưới về Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05).

Thường trực Huyện ủy Chủ trì HN Huyện ủy lần thứ sáu (khóa XII)

Theo đó, xác định cây con chủ lực để phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đẩy nhanh tiến độ thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025, là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, hệ thống chính trị và người dân toàn huyện. Sau khi Nghị quyết được ban hành UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp xây dựng Đề án về Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

Huyện ủy (khóa XII) biểu quyết thông qua Nghị quyết 05

Ngoài những cây con chủ lực huyện xác định như: Cây chuối Già lùn, cây Ngô sinh khối, cây Sắn;.. sau khi có sự tư vấn, định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện bổ sung thêm cây Mắc ca và cây Quế phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng, đất đai của huyện.

Được biết, thực trạng cây Quế, cây Mắc ca trên địa bàn cụ thể như sau: (1)Cây Quế: Diện tích cây Quế hiện có: 0,0 ha (Không), lý do giá thấp, bấp bênh, không có đầu ra; hiệu quả kinh tế không cao nên bà con đã bán và chuyển sang trồng cây keo từ nhiều năm trước đây. (2)Cây Mắc ca: Diện tích hiện có: 0,5 ha, trồng tại thôn A Hưa xã Nhâm (nay là thôn A Hưa-Pa E, xã Quảng Nhâm); thời gian trồng: Tháng 9/2017, tại hộ Ông A Kiêng Viên. Tình hình sinh trưởng phát triển cây Mắc ca tại xã Quảng Nhâm không được tốt, lý do thiếu kỹ thuật chăm sóc và thiếu đầu tư phân bón; đến năm 2021 cây cho quả bói, hiện nay (tháng 8/2022) tất cả các cây đều có quả.

Tính thích nghi, thời gian thu hoạch và đầu vào, đầu ra của cây Quế, cây Mắc ca trên địa bàn: Về khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đất đai tại A Lưới: Đối với cây Quế và cây Mắc ca rất phù hợp với vùng đất A Lưới cụ thể/chứng minh: (1)Cây Quế: Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch 10 năm và đã trồng vào những năm thập niên 90 của thế kỹ 20 (trồng theo các chương trình 327,…).  (2) Cây Mắc ca: Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch 05 năm, năm 2017 đã trồng 0,5 ha tại xã Quang Nhâm tại hộ Ông A Kiêng Viên, đã cho thu hoạch, giá bán 50.000 đồng/kg quả tươi.

Về đầu tư trồng mới, chăm sóc và đầu ra của cây Quế, cây Mắc ca: (1)Cây Quế: Người dân bỏ vốn để trồng và đầu ra sản phẩm vẫn chưa có; hiện nay các ngành chuyên môn của huyện đang phối hợp tìm liên hệ doanh nghiệp bao tiêu. (2)Cây Mắc ca: Trồng mới: Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho vay vốn bằng 80% trên suất đầu tư, dân đối ứng 20% trên suất đầu tư (qua ngân hàng Bưu điện); thời hạn vay vốn 10 năm và có 05 năm đầu không tính lãi; cây giống Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cung ứng và hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc; đất trồng cây Mắc ca chuyển từ diện tích trồng rừng (keo) kinh tế khoảng 15-20% diện tích và đất của nông trường trồng cà phê sang. Đầu ra sản phẩm: Hiệp hội Mắc ca Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây Mắc ca. Năng suất và hiệu quả: 01 ha Mắc ca cho năng suất 4,0 tấn/năm, sau khi trừ chi phí đầu tư cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm. Cây Mắc ca trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi đời cây Mắc ca lên đến trên 100 năm.

Cây mắc ca trồng ở hộ dân xã Quảng Nhâm

Để phát triển hai cây trên huyện A Lưới có Kế hoạch trồng cây Quế, cây Mắc ca từ năm 2022 – 2025 như sau: (1)Cây Quế: Quỹ đất/đăng ký trồng mới cây Quế 05 xã đăng ký trồng cây Quế với diện tích 45,9 ha (tính đến tháng 8/2022), trong đó: xã Hồng Bắc 1,5 ha; xã Hồng Kim 13 ha; xã Hồng Thái 11,3 ha; xã Hương Phong 11,1 ha; xã Trung Sơn 09 ha. (2)Cây Mắc ca: Trồng mới cây Mắc ca từ năm 2022-2025 với diện tích 500,0 ha, trong đó:  Năm 2022: 50,0 ha. Năm 2023: 174,0 ha. Năm 2024: 138,0 ha. Năm 2025: 138,0 ha.

Nguồn vốn đầu tư: Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển bền vững trồng Mắc ca như: Nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nguồn vốn vay ngân hàng.

Để phát triển cây Quế và cây Mắc ca trên địa bàn trong thời gian tới, huyện A Lưới kiên nghị, đề xuất: (1) Xin chủ trương trồng cây Mắc ca tập trung và trồng phân tán. (2)Ký kết hợp tác với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về việc trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra cây Mắc ca.

Hy vọng rằng, nếu trồng thành công cây Quế và cây Mắc ca cùng với cây con đã trồng và phát triển tốt trên địa bàn huyện, là đòn bẩy để huyện A Lưới đẩy nhanh tiến độ Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 – 2025; phấn đấu đạt được mục tiêu của Nghị quyết 05 Huyện ủy đề ra, đó là: Xây dựng ngành nông nghiệp huyện A Lưới thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển từng bước theo hướng toàn diện, bền vững góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025”.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.053.308
Truy cập hiện tại 1.109